Đắk Nông: Hiệu quả từ nuôi gà an toàn sinh học

Thứ hai - 13/06/2016 22:19 1.918 0
Từ năm 2010, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (Sở Nông nghiệp-PTNT) đã triển khai thành công chương trình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học. Chương trình này không chỉ tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi, nâng cao đời sống mà tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
dak-nong-hieu-qua-tu-nuoi-ga-an-toan-sinh-hoc

Gia đình bà Đinh Thị Hiền ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) mỗi năm nuôi được 3 lứa gà J-Dabaco, mỗi lứa 200 con, trừ chi phí có lãi hơn 35.000 đồng/con

Gia đình anh Nguyễn Văn Thứ ở thôn 3, xã Trường Xuân (Đắk Song), đã nuôi gà thả vườn theo hướng dẫn của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện. Hiện ngoài nuôi gà thịt, anh còn nuôi trên 40 con gà mái đẻ, để chủ động được nguồn trứng và mang đến các lò ấp nở ra gà con. Khi gà con đạt khoảng 0,3 – 0,4 kg là xuất bán, vừa rút ngắn thời gian nuôi, vừa nhanh lấy lại vốn. Với cách làm này, mỗi tháng, anh Thứ thu về khoảng 7 – 10 triệu đồng.

Gia đình ông Phạm Văn Tương ở thôn 6, xã Đắk Ha (Đắk Glong) từ năm 2013 đến nay nuôi gà thả vườn với mỗi năm 3 lứa, quy mô mỗi lứa từ 500 – 1.000 con, thu lãi trung bình 24 triệu đồng/1.000 con.

Tương tự, gia đình anh Đào Văn Minh ở thôn 4, xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) là một trong những người áp dụng kỹ thuật nuôi gà thả vườn an toàn sinh học đầu tiên tại địa phương. Anh tự sản xuất con giống cũng như chủ động đầu ra sản phẩm, gà thịt thương lái đến tận nhà để mua, giá bán theo thỏa thuận, trung bình dao động từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, lãi trung bình 30.000 đồng/con.

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư thì sau 6 năm triển khai chương trình, với nguồn kinh phí trên 2,3 tỷ đồng, đơn vị đã hỗ trợ được 31.980 con gà giống cho 373 hộ gia đình tham gia chăn nuôi.

Các mô hình chăn nuôi gà thả vườn được người dân trên địa bàn tỉnh đánh giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân. Với thời gian nuôi trung bình 3 tháng, trọng lượng trung bình là 1,7 kg/con, tỷ lệ sống trên 90%, lợi nhuận bình quân là 25.000 đồng/con. Ngoài ra, từ các mô hình khuyến nông một số dự án khác như Dự án 3EM, Dự án giảm nghèo Tây Nguyên, các cơ quan, tổ chức đoàn thể…

Tuy vật, để chăn nuôi bảo đảm tính bền vững, bên cạnh công tác chuyển giao kỹ thuật được thực hiện, việc chọn lọc đàn gà giống có tính chống chịu cao, thích ứng điều kiện sinh thái tại địa phương, tạo ra đàn con đồng đều, tăng trọng nhanh, giảm chi phí đầu vào như thức ăn, thuốc thú y, chất lượng thịt ngon là vấn đề các ngành chuyên môn cần được quan tâm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng mối liên kết sản xuất từ đầu vào đến tiêu thụ cần được định hướng góp sức của nhiều ngành, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung ứng và tiêu thụ sản phẩm… có như vậy thì phong trào chăn nuôi gia cầm sẽ thật sự là thế mạnh người dân các địa phương, giúp người chăn nuôi an tâm sản xuất, giảm nghèo.

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay912
  • Tháng hiện tại48,410
  • Tổng lượt truy cập41,229,011
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây