Quyền đơn phương chấm dứt HđLđ của lao động nữ mang thai

Thứ hai - 05/11/2012 19:39 2.924 0
Tháng 4.2012, tôi ký HđLđ thời hạn 1 năm. Tôi đang mang thai 4 tháng, do tình trạng sức khọe không tốt nên tôi muốn chấm dứt HđLđ này, tuy nhiên Cty không đồng ý.

 

Tôi đã tự ý nghỉ 10 ngày, khi quay lại làm việc công ty ra quyết định áp dụng hình thức kọ· luật sa thải đối với tôi. đề nghị luật sư cho biết trường hợp này tôi có quyền đơn phương chấm dứt HđLđ không? Cty quyết định kọ· luật tôi có đúng với quy định của pháp luật lao động không? (Hà Trang - Hà Nội)

Tiến sĩ - luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch HđTV Cty Luật TNHH YouMe (đT: 0913.55.99.44. Website: www.youmevietnam.com) trả lời:

1. Căn cứ điểm e khoản 1 điều 37 quy định NLđ làm việc theo HđLđ xác định thời hạn, HđLđ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HđLđ trước thời hạn trong trường hợp: "e. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền".

Điều 156 Bộ luật Lao động quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai: "Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định".

Như vậy, nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, bà Hà Trang có quyền đơn phương chấm dứt HđLđ trước thời hạn.

2. Theo Điều 85 Bộ luật Lao động, NSDLđ có quyền đơn phương chấm dứt HđLđ bằng cách sa thải NLđ nếu NLđ "tự ý bọ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng". Do đó, việc bà Hà Trang tự ý nghỉ 10 ngày không có lý do chính đáng, Cty có quyền sa thải và đơn phương chấm dứt HđLđ.

Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về BHXH, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kọ· luật lao động. Khi hết thời gian quy định mà thời hiệu xử lý kọ· luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kọ· luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên (Theo điểm d khoản 4 Điều 123, khoản 4 Điều 155 Bộ luật Lao động, Nghị định 33/2003/Nđ-CP ngày 3.4.2003 bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP ngày 6.7.1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kọ· luật lao động và trách nhiệm vật chất).

đối chiếu quy định trên, bà Hà Trang đang mang thai 4 tháng, do đó việc Cty áp dụng hình thức kọ· luật sa thải đối với bà Hà Trang vào thời điểm này là trái pháp luật lao động.

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,712
  • Tháng hiện tại77,346
  • Tổng lượt truy cập41,361,546
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây