Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động không hiệu quả: đâu là nguyên nhân ?

Thứ năm - 20/12/2012 03:57 1.655 0
Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 22.918 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động; trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhọ và vừa; số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả lại không nhiều, tính từ đầu năm đến nay có 638 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

 
Qua khảo sát thực tế cho thấy có một số nguyên nhân khiến các DN hoạt động không hiệu quả như sau:
 
Một là nhân lực trong doanh nghiệp chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ:
 
Phần lớn các chủ doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, sự am hiểu về pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý bởi phần nhiều chưa được qua một trường lớp đào tạo bài bản về quản lý, quản trị, kinh doanh trong doanh nghiệp.
 
Ðơn cử, Chủ doanh nghiệp của một công ty xây dựng từng khẳng định là mình còn thiếu kiến thức về quản lý doanh nghiệp bởi trước giọ ông chỉ quan tâm đến vấn đề quan hệ "ngoại giao xã hội" để tìm kiếm công trình về để làm, còn lại các công việc khác giao xuống tay các nhân viên, vì vậy khi cơ quan thuế đến kiểm tra thì doanh nghiệp ông đã bị phạt chậm nộp rất nhiều do sự thiếu hiểu biết về pháp luật.
 
Trong khi năng lực cạnh tranh kém, thương hiệu không có, lại thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp khác, vì vậy mà hiện nay các doanh nghiệp ở tỉnh ta khả năng cạnh tranh kém. Tiếp theo, phải nói đến chất lượng của các nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là nhân viên làm công tác kế toán tài chính.
 
Hầu hết kế toán của doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh ta đều có trình độ thấp, thưọng chỉ được đào tạo ở mức độ trung cấp, còn nếu là trình độ đại học thì cũng chưa phải ở mức độ bài bản chuyên nghiệp, hầu hết một số kế toán làm được lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm lâu năm. Ðó là vấn đề tham mưu cho chủ doanh nghiệp cũng như thực hiện công việc kế toán chưa tốt.
 
Hai là vốn ít, lại đầu tư kinh doanh đa ngành.
 
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh còn thiếu vốn nhiều, đều có sự lệ thuộc quá lớn vào vốn vay ngân hàng. Vấn đề mục đích sử dụng tiền vay, các chủ doanh nghiệp lại dùng để đầu tư vào rất nhiều ngành nghề. Năng lực kinh doanh không cao, kinh nghiệm kinh doanh yếu, trong khi đó lại không tập trung vào phát triển một ngành nghề để tạo thương hiệu, tích luỹ kinh nghiệm mà lại đầu tư kinh doanh rất dàn trải.
 
Ba là năng lực thiết bị hạn chế, vốn ít nên đầu tư vào trang thiết bị kém, phương tiện, máy móc lạc hậu.
 
Bốn là thị trường hẹp.
 
Nguyên nhân này là do xuất phát điểm kinh tế địa phương thấp; đầu tư xã hội ít. Mặt khác, hệ thống giao thông đường sá nối liền tỉnh ta với các tỉnh khác, cũng như trong tỉnh đang xuống cấp trầm trọng, từ đó dẫn tới việc giao thương hàng hóa giữa các vùng với nhau khó khăn, chi phí vận chuyển cao. Ðiều đó dẫn tới, chi phí đầu vào cho sản xuất trong tỉnh tăng cao.
 
Trong thời gian tới, bên cạnh việc các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa thì các cơ quan nhà nước cũng cần phải có cơ chế chính sách đồng bộ để tạo đà phát triển cho doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh và thu hút đầu tư từ các tỉnh khác, từ nước ngoài vào trong tỉnh ta.
 
đỗ Thị Thúy

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: doanh nghiệp
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay5,437
  • Tháng hiện tại56,807
  • Tổng lượt truy cập41,124,610
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây