Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ hai - 13/02/2012 07:571.6060
Theo báo cáo tham nhũng toàn cầu thưọng niên (Corruption Perceptions Index) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế: quốc gia châu Phi - Somalia tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về mức độ tham nhũng trên toàn cầu.
1. Somalia
Những vấn đề chính trị liên quan tới Mỹ và Nga đã khiến cho tình hình tham nhũng ở Somalia trở nên trầm trọng. Trong suốt thời kỳ tổng thống Siad Barre nắm quyền, nguồn tài trợ từ Mỹ đã đẩy vấn nạn tham nhũng tại quốc gia này lên một cấp độ mới. Năm 1991, khi đế chế này sụp đổ, Somalia rơi vào tình trạng hỗn loạn và do các gia tộc, lãnh chúa và các nhóm quân đội thống trị. Thậm chí, các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cũng đang được phân chia giữa tổ chức và các quan chức chính phủ.
2. Triều Tiên
Tổ chức Minh bạch quốc tế cho rằng tại Triều Tiên, mọi thủ tục hành chính đều kém minh bạch và tình hình tham nhũng hối lộ luôn là vấn đề nhức nhối. Nhiều người tị nạn nói họ đều đã phải hối lộ để có thể xuất cảnh.
3. Myanmar
Tài nguyên phong phú cộng thêm vấn nạn thuốc phiện là những lý do khiến cho tham nhũng lan tràn khắp khu vực Tam giác Vàng (khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanma). Myanmar là nơi thưọng xuyên xảy ra các vụ bạo lực sắc tộc và những vấn đề về nhân quyền là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của quốc gia này.
4. Afghanistan
Năm 2010, tổng số tiền hối lộ của người dân Afghanistan lên tới 2,5 tọ· USD và có đến gần một nửa dân số nước này đã từng đưa hối lộ cho quan chức nhà nước. 38% người dân nước này cho rằng việc hối lộ là hết sức bình thưọng.
5. Uzbekistan
Uzbekistan là một quốc gia giàu tài nguyên. Tuy nhiên chính phủ nước này kiểm soát toàn bộ nền kinh tế và hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. đây chính là nguyên nhân của nạn tham nhũng trong các cơ quan điều hành của chính phủ, báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận định.
6. Turkmenistan
Mặc dù tuyên bố độc lập từ năm 1991, nhưng chỉ đến năm 2006, Turkmenistan mới chính thức mở cửa nền kinh tế. Tại Turkmenistan, người dân đối mặt với rất nhiều cản trở khi họ muốn rọi khọi đất nước.
7. Sudan
Tân tổng thống Sudan Salva Kir đang cố gắng ngăn chặn nạn tham ô với các khoản tiền hỗ trợ cho quốc gia này khôi phục sau chiến tranh. Mặc dù có cả một hội đồng phụ trách vấn đề tham nhũng, nhưng kể từ khi Sudan giành được quyền tự trị năm 2005, chưa có một quan chức nào bị khởi tố vì tội danh này.
8. Iraq
Khi còn tại chức, cựu tổng thống Saddam Hussein đã loại bọ hết những quan chức cố gắng tố giác nạn tham nhũng. đến nay, nạn tham nhũng vẫn đang hoành hành trong chính quyền Iraq. Các quan chức chính phủ cũng tọ ra hết sức nhạy cảm với những nhà chính trị và nhà báo ủng hộ việc chống lại vấn nạn này.
9. Haiti
Những thủ tục hành chính phức tạp cùng với nạn quan liêu trong bộ máy pháp lý đã giúp cho giới quan chức Haiti dễ dàng thu lợi bất chính qua hình thức hối lộ của người dân. Điều này đã gây lũng đoạn xã hội Haiti và liên tục đưa nước này vào danh sách những quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới.
10. Venezuela
Việc phát hiện ra trữ lượng dầu mọ khổng lồ đã khiến cho nạn tham nhũng lan tràn trong chính phủ Venezuela. Ngay cả lực lượng cảnh sát nước này cũng được cho là liên quan tới nhiều vụ việc tham nhũng.