Thứ hai là vụ kiện TQ của Philippines. TQ tuyên bố ủng hộ các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, chứ không phải hành động pháp lý. Nghĩa là, TQ gần như chắc chắn sẽ phớt lờ hạn chót 15.12 mà tòa án trọng tài thường trực ở The Hague đặt ra để TQ nộp hồ sơ phản biện. Việc TQ không theo đuổi vụ kiện sẽ mở đường để tòa phân xử vào đầu năm 2015. Phán quyết của toà dù có thể khiến TQ không thay đổi hiện trạng, nhưng chắc chắn TQ sẽ khó bảo lưu quan điểm rằng nước này luôn hành động phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) liệu có tiến triển hay bế tắc? Vòng đàm phán cuối cùng kết thúc hồi tháng 3, nhưng đạt rất ít tiến bộ. Chưa có thời hạn nào cụ thể cho việc hoàn tất COC. Mới đây nhất, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã lên tiếng đề nghị thúc đẩy đàm phán COC. Nhiều nước ASEAN nghi ngờ thiện chí của TQ. Nếu TQ đồng ý tiến hành vòng đàm phán mới và có được kết quả quan trọng trước cuối năm nay, đó là sẽ là cách TQ trấn an ASEAN rằng các nước có thể sống chung với một TQ ngày càng lớn mạnh.
Thứ tư, tương lai của các hội nghị cấp cao trong nửa cuối năm nay, nhất là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Myanmar vào tháng 11 tới. Những hành động hiếu chiến ngày càng tăng của TQ đã trở thành tâm điểm thảo luận tại các hội nghị lớn trong khu vực, mới nhất là Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Cuối cùng là khả năng xảy ra những sai lầm chết người. Tháng trước, tàu TQ đã đâm chìm một tàu cá VN, chưa gây thiệt mạng về người. Nhưng một sự cố tương tự với hậu quả chết người có thể sẽ khiến căng thẳng trên biển Đông vào vòng xoáy mới. Để tránh những kết cục như vậy, TQ và các bên liên quan cần chấm dứt các hành động gây chiến, tuân thủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên biển Đông (DOC).