Từ nhọ tôi được bố mẹ dạy về cách ăn uống, có một số điều tôi còn nhớ và tôi đang thực hiện. Tôi xin được liệt kê để bạn đọc tham khảo:
1. đ‚n trông nồi ngồi trông hướng.
2. Kính trên nhưọng dưới, có miếng ngon nên nhưọng người lớn tuổi và trẻ em.
3. lời chào cao hơn mâm cỗ.
4. Khi ăn không được nói lớn, khi ho, hắt hơi phải che miệng .
5. Khi ăn canh phải dùng thìa, muỗng chung để lấy canh, tuyệt đối không cho đũa riêng vào tô (bát) canh hoặc nồi lẩu.
6. Khi chấm không để đũa chạm vào nước chấm, nếu đã cắn miếng thức ăn, muốn chấm thì dùng thìa lấy rồi tưới lên miếng thức ăn đó.
7. Khi gắp cho người khác ( người Bắc thưọng gắp thức ăn cho nhau) phải đổi đầu đũa hay mượn chính đũa của người mình gắp cho để gắp.
đó là điều cơ bản mà bố mẹ đã dạy chị em tôi, đến nay gần 30 tuổi tôi vẫn thực hiện như thế. Tuy nhiên khi đi ăn với bạn bè, đối tác cũng có người không làm vậy họ vẫn cho đũa riêng vào nồi lẩu, dùng đũa gảy thức ăn ( chọn miếng).
Tôi đều góp ý và có rất nhiều người bạn của tôi rất vui vẻ với ý kiến của tôi và từ lần sau khi ăn cùng tôi họ luôn chủ động làm điều đó. Nhưng cũng có một số người không từ bọ thói quen xấu luôn biện minh cho hành động của họ, và họ vẫn thản nhiên ăn như họ nghĩ.
đương nhiên tôi sẽ không ăn những món đó khi họ đã khoắng lên bằng đũa riêng của họ. Nhưng tôi cũng rất vui vẻ, vì tôi không ăn món đó tôi sẽ ăn món khác, hoặc nếu đói về nhà tôi có thể ăn thêm.
Tôi nghĩ ai cũng có thể làm những điều mà pháp luật không cấm nhưng có những điều việc làm văn minh bảo vệ ngay cho chúng ta và gia đình chúng ta thì chúng ta nên thực hiện.
Tôi là người Hà Nội và lớn lên ở Hà Nội nhưng hiện tại sống ở Sài Gòn và vợ là người Sài Gòn, gia đình tôi và gia đình vợ đều có khái niệm và văn hóa ăn uống giồng nhau.
Tôi nghĩ ở đâu cũng vậy, Nam hay Bắc, hành động của chúng ta là thể hiện văn hóa của chính chúng ta.
Hiệp
Nguồn tin: VnEpress.net