ASEAN cam kết “có tiếng nói chung” về Biển Đông

Chủ nhật - 18/08/2013 06:14 1.233 0
Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết các nước ASEAN ngày 14/8 nhất trí hối thúc Trung Quốc chấp nhận một bộ qui tắc xử lý tranh chấp Biển Đông có tính ràng buộc.


Yêu sách chủ quyền trái ngược nhau trong nhiều thập kỷ qua đã kích động căng thẳng trong khu vực và trên Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú và từ lâu đã được coi là một trong những điểm nóng quân sự tiềm tàng ở Châu Á.

Tại Bangkok, các vị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã nhất trí có “tiếng nói chung” trong việc “sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)", một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với AFP nhưng không đưa ra một khung thời gian cụ thể. Các vị Bộ trưởng các nước ASEAN đã nhóm họp không chính thức kéo dài hai ngày ở thị trấn nghỉ dưỡng Hua Hin của Thái Lan.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan nói: “ASEAN cần phải thương lượng với Trung Quốc bằng một lập trường thống nhất. Điều này không có nghĩa là chống lại bất kỳ nước nào... Một ASEAN thống nhất khiến cho người ta có thể dễ dàng thảo luận với tổ chức khu vực này. Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) cần phải nhằm tăng cường lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc ... và ngăn ngừa mọi sự cố bất lợi xảy ra ở Biển Đông”.

Trong hơn một thập kỷ qua, ASEAN cố gắng đạt được sự chấp nhận của Trung Quốc về một Bộ qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông có tính chất ràng buộc.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí cả những vùng biển sát bờ biển của các nước láng giềng. Từ lâu, Bắc Kinh luôn chống lại việc sớm thảo luận và đi đến ký kết COC vì e rằng bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc này có thể làm suy yếu tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.

Một diễn đàn an ninh khu vực hồi tháng Sáu ở Brunei cho thấy ASEAN đã khắc phục được tình trạng chia rẽ nội bộ về COC. Năm ngoái, Campuhcia - chủ tịch luân phiên ASEAN Campuchia và là một đồng minh trung thành của Trung Quốc - đã từ chối yêu cầu của Philippines về một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Tại cuộc họp không chính thức của các vị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Hua Hin, Campuchia đồng ý với lập trường thống nhất của ASEAN về COC, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết.

Trung Quốc vốn từ chối nâng cấp Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 thành một Bộ Qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), mà muốn đàm phán riêng rẽ với từng nước hữu quan.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, người đến thăm Bangkok để tham dự diễn đàn song phương kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vào ngày 2/8, đã thẳng thừng tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Ba ngày sau (5/8), ông Vương Nghị lại nói rằng thái độ nôn nóng của một số nước ASEAN trong việc tìm kiếm một thỏa thuận về COC là “thiếu thực tế và thiếu nghiêm túc”. Ông Vương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết để đạt được sự đồng thuận giữa các nước có liên quan.

Theo Kiến thức

DIỄN ĐÀN
ASIAN ĐỒNG THUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG ĐÂY LÀ TÍN HIỆU TỐT Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Do vậy nước ta không thể đàm phán song phương với Trung Quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung Quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán. Ông Russel hiện là giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng nói việc Trung Quốc khăng khăng chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp là “không thể chấp nhận”, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ với những nỗ lực đàm phán theo nhóm của các nước Đông Nam Á và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực. Nhà báo William Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Các vấn đề tranh chấp thường tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông chắc chắn sẽ thành công. Từ xưa đến nay Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, qua Báo chí quốc tế đã phân tích: Dư luận các nước và ngay cả dư luận Trung Quốc đều thống nhất “Trung Quốc hai mặt” trong chính sách đối ngoại. Trung Quốc từ trước tới nay đều thực hiện chính sách hai mặt. Một mặt bề ngoài tỏ ra thân thiện, nhưng mặt khác và là mặt chủ yếu là luôn ỷ thế nước lớn đe dọa các nước khác, nhất là các nước láng giềng. Thực tế khi đến ngoại giao với các nước trong khu vực biển đông thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung Quốc nhúng nhường, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền. Vừa qua tại hội nghị không chính thức tại Hua Hin Thái lan ngày 14/8, các bộ trưởng ngoại giao Asian đã xác định quan điểm chung cùng đưa việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ra đàm phán với Trung Quốc trong cuộc họp ở Bắc Kinh từ 28 - 30.8 tại Bắc Kinh. Đây là tín hiệu tốt, nhưng không biết thái độ của Trung quốc có ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử trên biển đông (COC) trong cuộc họp đàm phán sắp tới hay không? Nếu Trung quốc đồng thuận đây là bước đầu thuận lợi giảm sự căng thẳng trên khu vực biển đông, nếu họ cố tình trì hoãn kéo dài thời gian đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các nước ASIAN phải có những giải pháp tiếp theo. Điều quan trọng là làm thế nào các nước trên thế giới hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển Đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Gỉai pháp cuối cùng nếu Trung quốc không thống nhất Bộ quy tắc ứng xử (COC), không dùng vũ lực giải quyết bằng biện pháp hoà bình thì các nước ASIAN phải đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Có như vậy Trung Quốc không thể đạt được mục đích bản đồ "đường lưỡi bò" trên vùng biển Đông. MINH TRÍ

Nguồn tin: tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay11,002
  • Tháng hiện tại70,694
  • Tổng lượt truy cập42,044,780
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây