ASEAN đạt thọa thuận quy tắc ứng xử biển đông

Thứ tư - 11/07/2012 00:23 1.368 0
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết các nước ASEAN đã đạt được thọa thuận về quy tắc ứng xử trên biển đông (COC) ngày 9-7 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45.

 

Người phát ngôn Kao Kim Hourn cho biết: "Các thành viên ASEAN đã đạt được thọa thuận về COC. Từ bây giọ trở đi, chúng tôi sẽ bắt đầu đối thoại với Trung Quốc". Hiện nay, ASEAN có 4 nước thành viên có tuyên bố chủ quyền trên biển đông, gồm: Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
 
Như vậy, 10 năm sau khi ký kết Tuyên bố chung về ứng xử trên biển đông (DOC) vào năm 2002, đến nay ASEAN mới tiến thêm được một bước để cụ thể tuyên bố trên thành bộ quy tắc ứng xử.
 

ASEAN đã đạt được thọa thuận về COC tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM) lần 45. Ảnh: AP
 

Hôm nay 10-7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Việt Nam. Tiếp theo đó bà đến Lào và sang Campuchia tham dự cuộc gặp giữa 25 nước châu Á Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu (EU) trong một hội nghị an ninh thưọng niên.

Về phía Trung Quốc, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận COC khi "điều kiện chín muồi". Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng COC không thể giải quyết tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với toàn thể ASEAN. Bắc Kinh trước sau khăng khăng con đường đàm phán song phương với từng quốc gia có tranh chấp với nước này.
 
Bên cạnh tranh chấp tại bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) với Philippines, Bắc Kinh còn gây hấn với Việt Nam khi công khai mọi thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chưa hết, 4 tàu hải giám của Trung Quốc còn thực hiện "chuyến tuần tra" trái phép đến quần đảo trường Sa của Việt Nam.
 
Theo lời ông Zhu Zhiquan, giáo sư đại học Bucknell ở Lewisburg (Pennsylvania - Mỹ), tầm quan trọng về kinh tế của Trung Quốc đã khiến ASEAN không thể hình thành một lập trường chung về các vấn đề tranh chấp trên biển đông, đồng thời ảnh hưởng đến thái độ của Mỹ trong khu vực.
 
Thương mại Trung - Mỹ vẫn rất lớn khi đặt cạnh các nước ASEAN, ở mức 503 tỉ USD vào năm 2011, gấp hai lần rưỡi mức 194 tỉ USD thương mại tổng cộng giữa ASEAN và Mỹ, theo Cục thống kê Mỹ.
Bằng Vy (Theo VOA)

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    10/07/2012 16:06

    VIọ†T NAM CẦN CÓ đọI SÁCH VÀ BƯỊC Đi THÍCH Họ¢P TRONG VIọ†C GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIọ‚N đÔNG. Ngày 9-7 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45, các nước ASEAN đã đạt được thọa thuận về quy tắc ứng xử trên biển đông (COC). đây là một bước tiến lớn của các nước ASEAN có tranh chấp ở vùng biển đông với Trung quốc. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cãi được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ. Trước tình hình đó Philippines cũng đã đệ đơn phản đối ngoại giao với Trung Quốc về thành lập một tỉnh mới được gọi là "Tam Sa" để quản lý các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển đông của Bắc Kinh. Các nhà ngoại giao Philippines ngày 4/7 ở thủ đô Manila đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh trao công hàm phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc), việc thành lập TP Tam Sa đã đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông. Việt nam và Philippines có điểm chung đều phản đối Trung quốc thành lập thành phố Tam sa. Hai nước Việt nam và Philippines đều tôn trong luật pháp quốc tế, riêng Trung quốc nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng  vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy Trung quốc quốc không bao giọ dám đưa việc tranh chấp biển đông ra Toà án quốc tế vì không có cơ sở pháp lý. để từng bước giải quyết tranh chấp vùng biển đông, hai nước Việt nam và Philippines nên cùng đưa ra Toà án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp vùng biển đông của hai nước, ranh giới xác định cụ thể để được luật pháp quốc tế công nhận. Sau khi được Tòa án quốc tế về luật biển phán quyết, thì đây cũng là cơ sở pháp lý để sau này giải quyết tranh chấp vùng biển đông với Trung quốc.

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay6,802
  • Tháng hiện tại58,172
  • Tổng lượt truy cập41,125,975
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây