Ai là tác giả thực sự của bài thơ "Lá thư Xuân"?

Thứ hai - 02/04/2012 23:11 826 0
Hành trình tìm kiếm chủ nhân của bài thơ "Lá thư Xuân" đầy xúc động do một cựu binh Êc lưu giữ không hề dễ dàng. Theo trung tâm tìm kiếm liệt sỹ MARIN, đến nay chưa xác định được tác giả thực sự của bài thơ.
Lá thư Xuân trong cuốn sổ của bộ đội Việt Nam mà ông Wildeboer lưu giữ.
 
 
Câu chuyện bắt đầu từ bài báo trên tọ The Age của Êc, kể về một cựu binh Laurens Wildeboer canh cánh trong lòng suốt 40 năm vì lưu giữ bài thơ "Lá thư Xuân" trong một cuốn sổ tay được cho là sổ nhật ký của một người lính Việt Nam. Ngoài ra, cựu binh này còn lưu giữ một cuốn sổ nhật ký khác, một tài liệu lý lịch, một khăn quàng của bộ đội Việt Nam. Những kọ· vật này được ông lấy từ chiến trường Việt Nam khi tham gia cuộc chiến với ông là phi nghĩa.
 
Cũng theo bài báo trên tọ The Age, bài thơ là của người lính mang tên Phan Van Ban (Phan Văn Bần, tên thật của liệt sỹ Phan Thành Nhơn). Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thực tế, bà Ngô Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm quản lý dữ liệu liệt sỹ và người có công (MARIN), cho biết hiện chưa xác định được tác giả thật sự của bài thơ "Lá thư Xuân".
 
Sau khi bài thơ "Lá thư Xuân" gây xúc động trong lòng độc giả và cũng gây nhiều tranh cãi về tác giả đích thực của nó, trung tâm MARIN đã liên hệ với thiếu tướng tình báo Êc Ernie Chamberlain, nhà ngôn ngữ tiếng Việt, cựu thiếu tướng và từng làm tình báo trong quân đội Êc.
 
Ông Wildeboer, người đã giữ những kọ· vật của bộ đội Việt Nam và hiện đang cùng vợ (phía sau trong ảnh) ở Việt Nam để trả lại những kọ· vật này .
 
Ông Chamberlain cho biết, vào đầu tháng 2 vừa qua, ông Derrill de Heer đã gặp ông và nhọ giúp đỡ. Ông Derrill là một cựu binh và là người cùng tiến sỹ Bob Hall thuộc trường đại học New South Wales, ở thủ đô Canberra của Êc đã thiết lập một hệ thống dữ liệu những trận đánh của binh lính Êc trong cuộc chiến ở Việt Nam. Khi gặp, ông Derrill de Heer đã đưa ra hai cuốn nhật ký cũ mèm cùng tài liệu là giấy lý lịch mà cựu binh Laurens Wildeboer đã lưu giữ suốt 40 năm qua.
 
Ông Chamberlain đã dịch tài liệu lý lịch đó ngay và được biết lý lịch ghi liệt sỹ Phan Văn Bần, tên thưọng dùng là Phan Thanh Hùng và bí danh là Phan Thành Nhơn. Ngoài ra, trên một trong hai cuốn sổ nhật ký có viết chữ "C205" mà theo ông Chamberlain là đại đội C205, đơn vị trinh sát có tiếng xuất sắc và trực thuộc Phân khu 4 hồi ấy.
 
Từ thông tin của ông Chamberlain và dựa trên nguồn dữ liệu của MARIN, MARIN đã tìm ra hồ sơ gốc của liệt sĩ Phan Thành Nhơn có những thông tin trùng khớp với thông tin mà ông Ernie Chamberlain cung cấp về năm sinh, ngày nhập ngũ và gia cảnh của chiến sĩ Phan Thành Nhơn. Tuy nhiên ngày hy sinh chính xác của liệt sĩ Phan Thành Nhơn quê Long Thành, Biên Hòa, đồng Nai là ngày 15/09/1970 (trùng với thông tin bà Nguyễn Thị Hiểu - mẹ liệt sĩ Nhơn cung cấp).
 
Vậy chủ nhân đích thực của bài thơ Lá thư xuân là ai? Liệt sĩ Phan Thành Nhơn có phải là chủ nhân không? Nếu không thì liệt sĩ Phan Thành Nhơn và chủ nhân của bài thơ "Lá thư xuân" có quen biết nhau không?...đây là những câu họi mà trung tâm MARIN và những người liên quan đang tìm câu trả lời.
 
Vũ Quý

Nguồn tin: Dân trí

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại53,897
  • Tổng lượt truy cập41,234,498
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây