đệ nhất cá cảnh biển: Chuyện thú vị không phải ai cũng biết

Thứ hai - 02/04/2012 23:10 1.674 0
Giới chơi cá cảnh nước mặn gọi TP.Nha Trang (Khánh Hòa) là xứ "Thiên hạ đệ nhất cá cảnh biển" - nơi có những "vựa" đầu mối cung cấp số lượng lớn cá cảnh biển cho thị trường cả nước và xuất khẩu.

Nhọ, đẹp và độc

Qua giới thiệu của những thành viên trong hội "fan của cá cảnh biển", tôi được gặp ông Phạm Văn Ban ở phưọng Vĩnh Nguyên, người đã 75 tuổi đọi và có thâm niên 50 năm trong nghề lặn bắt, mua bán cá cảnh biển (CCB).

Bể cá cảnh biển của một "dân chơi" ở Nha Trang.

Trong nhà ông Ban, ngoài hệ thống nhiều bể chứa cá thương phẩm phục vụ xuất bán hàng trăm con mỗi ngày, còn có một bể CCB cực kỳ ấn tượng đặt ở phòng khách. Một rạn san hô "hùng vĩ" chiếm khoảng 1/3 diện tích của bể cá dài chừng 5m, hàng chục loài cá, cua, tôm, sao biển đủ màu sắc bơi lội tung tăng cạnh những bụi hải quỳ, cành san hô đọ... Rất tự hào về những hiểu biết liên quan đến thế giới của thủy cung, ông Ban say sưa kể cho tôi về CCB, quên cả giọ ăn trưa...

Ông Ban lùa lùa mấy con Nàng đào bé xíu như những đồng xu, có màu vàng cam ra góc bể, bảo: "Không hiểu sao loài cá có nhiều và rất rẻ này được đặt cho cái tên rất hay là Nàng đào. Chắc ai đó gắn cho nó cái tên đẹp đẽ này vì nó rất "chảnh", rất kiêu".

Ông cho hay, không có loài cá cảnh nào lại khó nuôi như Nàng đào. Nó ăn uống hết sức đơn giản, chỉ cần một ít rong bám trên cục đá thôi là đủ, nhưng nước phải sạch tuyệt đối nếu không muốn nó "ra đi". Những người chơi có nghề cũng chỉ có thể giữ được Nàng đào trong 1 tháng, nhưng bởi loài cá này đẹp mà lại rẻ nên bể cá nào cũng chọn "nàng" để làm nền, chết con này thì mua con khác.

Chuyện CCB chết là thưọng nhật, chỉ những ai thật sự đam mê, hiểu biết mới có thể duy trì lâu dài một bể CCB đa màu sắc và đa chủng loại. "Những người mới chơi, chưa kinh nghiệm, chưa đủ nhiệt huyết, kiên trì thì chỉ nên bắt đầu với họ nhà cá bò" - ông Ban chia sẻ. Nuôi loại này gần như không cần thay nước, chúng khọe như... trâu, mồi gì cũng xơi tốt.

"Một bể CCB, không thể thiếu một cành san hô trúc với vài con mao tiên nho nhọ, nhưng phải cẩn trọng trước vẻ đẹp này" - ông Ban nói. Mao tiên lộng lẫy, kiêu sa như công chúa bởi bộ vây độc đáo, rực rỡ 3 sắc, đọ - trắng - hồng, xoè rộng. Ác là những cái gai trên thân "công chúa" Mao tiên lại chứa đầy nọc độc. Nếu bị chúng chích, một người khoẻ mạnh sẽ đau buốt đến tận xương 6 giọ liền, người yếu sẽ bị nó "quần" suốt 48 tiếng.

Thú vị cuộc sống nhà cá

Một bể CCB dù vô cùng đẹp mắt với san hô cứng, san hô mềm và nhiều loài cá đủ màu sắc, kích cỡ cũng sẽ bị giới chơi CCB đánh rớt hạng nếu trong đó không có được một con cá họ "hoàng". Có tới ngót chục loại: Hoàng đế, Hoàng thượng, Thiên thần Hoàng đế và tất nhiên là không thể thiếu Hoàng hậu, Hoàng tử, rồi Hoàng thái tử... Riêng cá Hoàng hậu lại còn có 3 loại khác nhau là Hoàng hậu mặt đen (còn gọi là đào nhung), Hoàng hậu đuôi vàng, Hoàng hậu đuôi trắng.

đẹp nhất là con Hoàng gia, mang trên mình tới 7 màu và dáng vẻ cao sang, uy nghi như vị vua. ọž thị trường trong nước, con Hoàng gia có giá từ 700.000 đồng đến tiền triệu tùy vào màu sắc, xuất khẩu từ 300 - 500 USD/con. đây cũng là loài cá cảnh mà ông Ban yêu thích nhất và cho là quý hiếm nhất. Trước đây, khi ông còn đi lặn biển, thi thoảng vẫn bắt được loài cá này trong vịnh Nha Trang, nhưng nhiều năm trở lại đây chúng gần như vắng bóng. Có chăng, chỉ những ngư dân khai thác ở những vùng biển rất xa bọ mới bắt được một vài con.

Ông Ban cho hay: "đã 6 tháng nay, tôi chưa có được một con Hoàng gia nào, bạn hàng khắp nơi liên tục gọi điện đặt mua, hứa hẹn hoài không có".

Chẳng ai khen cá ngựa đẹp, vì nó có dáng cong queo, mồm dài, ngực lép kẹp, bụng ọng, dáng "đi" lắc lư chiều thẳng đứng "chẳng giống ai". Nhưng, ngoài chuyện chúng được nhắc đến đầy thiện cảm bởi công dụng có thể giúp "tăng lực" cho cánh đàn ông, cá ngựa còn rất "đắt sô" với vai trò làm cảnh cho người ta ngắm. Cá ngựa đặc biệt được yêu thích ở các nước Tây Âu bởi giai thoại cảm động về loài cá vốn được tôn là biểu tượng của hạnh phúc gia đình. TS Trương Sỹ Kỳ ở Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, cá ngựa rất chung tình. Nếu chẳng may một trong hai con chết, con còn lại sẽ ở vậy suốt đọi! Cá ngựa "chồng" thậm chí còn thay "vợ" mang bầu!

Ông Ban cũng kể cho tôi nghe chuyện về đại gia đình nhà cá hề (cá khoang cổ). Ông Ban và bạn lặn đã từng bứng cả tổ cá hề khoảng 20 con sống chung trong "ngôi nhà" hải quỳ. Theo nghiên cứu của TS Hà Lê Thị Lộc - Viện Hải dương học Nha Trang, trong đại gia đình cá hề, con cá nhọ sẽ luôn ép xác để không lớn bằng con lớn khác trong tổ, kiểu "xếp hàng". Khi con đầu đàn chết, con lớn nhì sẽ lớn nhanh như thổi để nối ngôi. Trật tự này đã giúp cá hề sống "tứ đại đồng đường", dành được nhiều thiện cảm của giới chơi CCB.

 

Nguồn tin: Dân việt

 Tags: cá cảnh
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay5,239
  • Tháng hiện tại52,737
  • Tổng lượt truy cập41,233,338
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây