Ấn độ kêu gọi giải quyết tranh chấp biển đông theo luật quốc tế

Thứ bảy - 07/07/2012 23:16 1.500 0
(TNO) Trước những căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại biển đông, hôm 6.7, Ấn độ đã khẳng định biển đông đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của nước này và các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế.
Ấn độ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp biển đông
Tàu hải giám Trung Quốc ở biển đông - Ảnh: Reuters

 

Theo hãng tin PTI, đại sứ Ấn độ tại Việt Nam Ranjit Rae cũng lưu ý một nửa hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn độ hiện đi qua biển đông.

"Vì thế, tranh chấp phải được giải quyết theo luật quốc tế. Biển đông rất quan trọng và phải là nơi an toàn, an ninh cho các con tàu quốc tế, để không ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu", ông Rae phát biểu với một đoàn nhà báo Ấn độ.

Bất chấp những sự phản đối phi lý của Trung Quốc, Ấn độ đã ký kết thọa thuận mở rộng và thúc đẩy thăm dò dầu khí ở biển đông với Việt Nam.

Chỉ ra mối quan hệ lịch sử giữa Ấn độ và Việt Nam, ông Rae nói Tập đoàn dầu mọ và khí đốt Ấn độ (ONGC) đã được chính phủ Việt Nam cho phép thăm dò trong khu vực vào năm 1988 và hoạt động khai thác chỉ đơn thuần mang bản chất thương mại.

Kêu gọi các bên duy trì hiện trạng cho đến khi tranh chấp được giải quyết, ông Rae nói các nước liên quan phải cố gắng bảo đảm hòa bình trong khu vực và tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông (DOC).

"Các công ty của chúng tôi đã hoạt động tại Việt Nam trong nhiều thập kọ·. đây không phải là điều mới mẻ. đó là hoạt đông thương mại giữa các công ty Ấn độ và Việt Nam, và tôi không nghĩ chúng có bất kỳ ý nghĩa chính trị nào", hãng PTI dẫn lời đại sứ Rae.

Ông Rae cũng nhận xét quan hệ giữa Việt Nam và Ấn độ ngày càng phát triển mạnh mẽ. "đó là một mối quan hệ sống động và thiết thực ngày càng phát triển và vững mạnh theo thời gian… đây là một năm rất quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa Ấn độ và Việt Nam. Chúng tôi chuẩn bị kọ· niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược", ông Rae nói.

Sơn Duân

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (3)
Phạm Văn Việt
Với đường lối đối ngoại đúng đắn của đảng và Nhà nước ta nên chúng ta luôn được đông đảo bầu bạn gần xa khắp năm châu ủng hộ. đó là điều kiện bảo đảm việc giải quyết vấn đề biển đông nhất định sẽ được giải quyết thọa đáng và độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam yêu quý của chúng ta sẽ được "ngàn năm vững âu vàng".
MINH TRI
VIọ†T NAM VÀ PHILIPPINES NÊN CÙNG đƯA RA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIọ‚N đÔNG THEO LUẬT PHÁP QUọC TẾ. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ "đường lưỡi bò". Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa và trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng Sa, trường Sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cãi được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung Quốc thực hiện ý định của họ. Trước tình hình đó Philippines cũng đã đệ đơn phản đối ngoại giao với Trung Quốc về thành lập một tỉnh mới được gọi là "Tam Sa" để quản lý các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển đông của Bắc Kinh. Các nhà ngoại giao Philippines ngày 4/7 ở thủ đô Manila đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh trao công hàm phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) chịu trách nhiệm quản lý tất cả vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển đông, việc thành lập TP Tam Sa đã đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông. Việt Nam và Philippines có điểm chung đều phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa. Hai nước Việt Nam và Philippines đều tôn trong luật pháp quốc tế, riêng Trung Quốc nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy Trung Quốc không bao giọ dám đưa việc tranh chấp biển đông ra Toà án quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra để phán quyết, vì không có cơ sở pháp lý. để từng bước giải quyết tranh chấp vùng biển đông, hai nước Việt Nam và Philippines nên cùng đưa ra Toà án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp vùng biển đông của hai nước, ranh giới xác định cụ thể để được luật pháp quốc tế công nhận. Sau khi được Tòa án quốc tế về luật biển phán quyết, thì đây cũng là cơ sở pháp lý để sau này giải quyết tranh chấp vùng biển đông với Trung Quốc. MINH TRÍ
Nguyễn Anh Tuấn
Ông hàng xóm của ta không muốn theo luật pháp quốc tế mà muốn theo luật rừng tự vẽ ra !

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,058
  • Tổng lượt truy cập41,127,861
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây