Ẩn hoạ khó lưọng từ việc lạm dụng thiết bị chống ngủ gật

Thứ hai - 11/06/2012 07:05 1.218 0
thời gian gần đây, các đối tượng học sinh sinh viên, đặc biệt là cánh lái xe đường dài thưọng truyền tai nhau về loại thiết bị có khả năng chống buồn ngủ. Chỉ cần người sử dụng chúi đầu về phía trước 15-30 độ sẽ có tiếng chuông báo động khiến người dùng giật mình, tỉnh táo.

Công dụng siêu tốc

Tại một số trang thông tin điện tử, thiết bị chống ngủ gật được rao bán có mức giá từ 65.000 - 160.000 đồng. Loại thiết bị này được quảng cáo là "Có tác dụng chống buồn ngủ cho nhiều đối tượng như người hay phải lái xe, vận hành máy móc, học sinh sinh viên hay phải học đêm, lính gác an ninh, nhân viên bảo vệ… Hoạt động của thiết bị rất đơn giản chỉ cần người dùng gắn thiết bị vào ngoài vành tai, "khi bạn gật đầu về phía trước khoảng 15 - 30 độ nó sẽ báo động âm thanh ồn ào/rung động để ngay lập tức tỉnh táo?!".

Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, rất nhiều trường hợp khi sử dụng loại thiết bị này đã rơi vào cảnh "tiền mất tật mang". Nếu cố tình sử dụng lâu dài có gây nguy hại tới sức khoẻ.  

Các thiết bị chống ngủ gật được quảng cáo, rao bán tràn lan trên mạng internet.

Chị Nguyễn Thu H, sinh viên năm thứ 3 trường đại học KH.XH&NV cho biết: "Do thời gian này tôi phải tập trung cao độ để ôn thi hết học kì cho nên đầu óc luôn căng thẳng, mệt mọi. Mặc dù bản thân rất muốn thức khuya để học bài nhưng cứ đến khoảng 23h là hai mí mắt dính lại. Cố gắng ra rửa mặt cho tỉnh táo cũng chẳng ăn thua, chỉ vài ba phút sau đâu lại vào đấy. Thấy các bạn trong lớp nói trên mạng có rao bán thiết bị chống buồn ngủ nên tôi đã tìm hiểu. Các kênh bán hàng đều quảng cáo thiết bị này chống buồn ngủ hiệu quả, dễ sử dụng (chỉ việc đeo vào tai), giá cả lại hợp lý, chỉ khoảng trên dưới 100.000 đồng cho nên tôi quyết định "trang bị" cho mình một cái. Cả tháng đó hễ cứ ngồi học là tôi đeo thiết bị vào. Tuy nhiên, do phải đeo lâu nên rất khó chịu ở vành tai, ngoài ra nhiều lúc thiết bị tự "réo" khi mình vẫn tỉnh khiến cho việc ôn thi bị gián đoạn. Mấy hôm trước thiết bị chống ngủ gật bị chập nên vừa lấy đeo vào tai thì nó "rú" lên khủng khiếp khiến tôi giật mình bị ngã, tai bị ù gây đau nhức rất khó chịu. Lo lắng cho sức khoẻ, tôi vội vào viện khám thì được các bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu bị ù tai. Nếu sử dụng lâu ngày tai sẽ bị giảm thính giác dẫn đến nguy cơ bị điếc".

Tương tự, em Lê Thanh T, học sinh lớp 12, trường THPT Trần Hưng đạo (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết thêm: Vì muốn tỉnh táo để ôn thi cho kì thi đại học sắp tới, em đã lên mạng internet để lựa chọn, tìm mua cho mình một thiết bị chống buồn ngủ nhãn hiệu của nước ngoài với mức giá 158.000 đồng. Những tưởng khi có thiết bị rồi sẽ giúp mình học tập đạt hiệu quả, ai ngọ mới sử dụng được gần 20 ngày thì thiết bị bỗng "dở chứng". đang khuya máy bỗng kêu inh ọi khiến em giật mình bị ngã, cả đống sách vở lẫn bàn học đổ đè lên người gây trầy xước tay chân. Không chỉ vậy, khi đi khám ở khoa tai mũi họng, em T được các bác sĩ chẩn đoán, bị mắc chứng ù tai do thưọng xuyên tiếp xúc với những âm thanh rung lắc, tiếng "reo" lớn.

"Cố thức" sẽ gây hại tới sức khoẻ

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, không chỉ một hai trường hợp trên bị ảnh hưởng nặng nề của việc lạm dụng thiết bị chống buồn ngủ mà trên thực tế một số người lái xe đường dài, thưọng xuyên lái vào ban đêm cũng sử dụng những loại thiết bị chống buồn ngủ. Bởi cưọng độ chạy xe liên tục, nếu có việc không kịp ngủ bù thì tình trạng mất tập trung khi lái xe, bị ngủ gật là điều tất yếu và rất dễ xảy ra tai nạn.

Với chức năng của máy là rung nên chỉ cần 1-2 lần rung, báo biệu là họ có thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, nhưng nếu trường hợp mất ngủ lâu thì máy cũng đành "bó tay". Một số lái xe cũng nói: "Máy có chế độ kêu to, đang ngủ gật mà giật mình tỉnh ngủ, tay lái không vững thì tai nạn hoàn toàn có thể xảy ra".    

TS. Phạm đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Tâm thần Trung ương cho biết thêm: Mỗi người trong 1 ngày (24 tiếng) đều phải cần ít nhất 1/3 số thời gian trên để ngủ. Việc "trấn áp" giấc ngủ bằng thuốc hay các chất kích thích gây nghiện kể cả các thiết bị tạo âm thanh đều không có lợi cho sức khoẻ tâm thần. Ngay cả những tình huống bắt buộc phải sử dụng thuốc chống buồn ngủ (thuốc kích thích thần kinh) cũng phải uống theo đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Cũng theo TS. Thịnh, có một số cách để giúp mọi người vượt qua cơn buồn ngủ bằng cách tạo điều kiện ngủ ngắn, cứ sau 4 giọ một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 15-20 phút, hoặc tự xoa bóp bấm huyệt. Mọi người cũng có thể sử dụng các loại nước giải khát kích thích nhẹ như nước chè tươi, chè xanh… Ngoài ra, cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là một giải pháp tốt để có sức khoẻ tâm thần ổn định, TS.Thịnh khuyến cáo.

Làm rối loạn trí nhớ

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần cho biết: Việc "cố thức" bằng mọi biện pháp sẽ làm rối loạn "nhịp sinh học" trong mỗi người. Thiếu ngủ kéo dài khiến cơ thể con người mệt mọi, xuất hiện các cơn đau nhức, mắt trũng và mọ đi. Sau 2-3 đêm không ngủ sẽ giảm thiểu đáng kể sự tập trung và suy xét. thời gian này kéo dài khoảng 1 tuần sẽ có cảm giác run rẩy ở các đầu chi, trí nhớ bắt đầu rối loạn, có những hành vi bất thưọng và bị hoang tưởng.

Văn Hoàng

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay4,223
  • Tháng hiện tại57,554
  • Tổng lượt truy cập41,238,155
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây