Chiến sĩ tình báo bán bánh mì

Thứ hai - 11/06/2012 07:06 1.517 0
Ông là thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một nhân chứng sống tiêu biểu cho một tinh thần thép, ý chí thép của người chiến sĩ hoạt động tình báo trong lòng địch.

Nguyễn Văn Thương thời trai trẻ

Từ anh giao liên trở thành chiến sĩ tình báo

Nguyễn Văn Thương sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Cách mạng tại tỉnh Tây Ninh. Má ông là bà Lê Thị Tân, một bác sĩ học trường Tây. Bà là đảng viên Cộng sản, tham gia cách mạng từ rất sớm, hoạt động trong Hội Phụ nữ cứu quốc. Bà bị bắt rồi bị đày ra Côn đảo sau đó hy sinh tại Chuồng cọp. Thương mồ côi mẹ rất sớm nên ông được sống trong tình thương hết mình của cha. Cha ông là Nguyễn Văn Chắc, người Tiểu đoàn trưởng Quân báo liên quân 311, 312 đã dạy dỗ con trai giác ngộ và đi theo con đường Cánh mạng từ rất sớm.

Từ nhọ, Thương được cha gửi vào trường đạo đức học đường thuộc phạm vi quản lý của Tòa thánh Cao đài Tây Ninh. Tại đây, Thương sớm nhận thức được tinh thần Cách mạng cùng nỗi thống khổ của người dân đang phải chịu dưới hai tầng áp bức là Mỹ và chế độ Ngụy quyền. Nhiệm vụ đầu tiên của Thương là mang thư từ, điện báo từ Tây Ninh xuống Long Khánh (đồng Nai) và rải truyền đơn trong đồn điền cao su. Tất cả những công việc đó đã được Thương hoàn thành một cách xuất sắc.

Năm 1961, sau thời gian đi học trường nghiệp vụ sĩ quan, Thương được chọn làm vệ sĩ cho đồng chí Sáu Dân (sau này là Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Vào thời điểm này, cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc đang rất khốc liệt, Trung ương chủ trương thành lập Cục tình báo miền Nam và Nguyễn Văn Thương là một trong số ít người được đồng chí Võ Văn Kiệt tin tưởng giao nhiệm vụ mới. Từ đây, con đường hoạt động của Thương chuyển sang một bước ngoặt với nhiệm vụ mới và trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc nặng nề hơn.

Do từ trước Thương đã có thời gian làm giao liên nên khi tiếp cận với công việc tình báo, Thương không phải gặp nhiều khó khăn. Thương nằm trong mũi tình báo giao thông chịu trách nhiệm truyền thông tin lấy được từ nội thành ra ngoài và ngược lại. đồng chí Mười Nho (Nguyễn Nho Quý) là người trực tiếp quản lý và dạy nghiệp vụ cho Thương cùng một số chiến sĩ tình báo khác.Nói là dạy nhưng thực chất là những buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm của người đi trước chứ thực ra thời bấy giọ chưa có trường lớp nào chính thức mở ra dạy nghiệp vụ tình báo.

Những chiến sĩ tình báo như ông luôn luôn ghi nhớ và khắc sâu một điều, đó là "mất tài liệu là mất điệp viên". Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình huống nào bằng mọi giá phải giữ được tài liệu hoặc không cho địch phát hiện ra. Vì thế mà những điệp viên tình báo luôn phải trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và nếu cần thì có thể phải hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ cơ sở. Trong suốt thời gian đầu hoạt động tình báo với nhiệm vụ chuyển thư từ và rải truyền đơn, tổ tình báo của Nguyễn Văn Thương không để xẩy ra một bất trắc nào gây ảnh hưởng đến tổ chức.

Trận đánh trực diện với CIA mang mác nhà sư

Nguyễn Văn Thương hoạt động tình báo chủ yếu ở khu vực miền đông Nam Bộ từ Tây Ninh tới Bình Long (Bình Phước), Long Khánh (đồng Nai) và về Sài Gòn. Trong vai một người bán bánh mì dạo, mà thực tế lúc bấy giọ những người lính Cách mạng như ông phải vừa làm để lấy tiền sinh sống và hoạt động vì đất nước gặp khó khăn, người dân đói khổ nên mỗi người cần phải ý thức được công việc mình làm. Ngày ngày, chàng bán bánh mì Tư Hiếu (bí danh của Nguyễn Văn Thương) có mặt trên khắp các con đường xung quanh khu vực lính Mỹ đóng quân.

Huyền thoại sống về người chiến sĩ tình báo bị CIA cưa chân 6 lần

Những tiếng cưa sắt xè xè, ken két nghiến từng khúc xương trên đôi chân một con người đang sống. 6 lần cưa đứt sáu khúc, hết một đôi chân giao liên, tình báo. Người Mỹ đã phải thốt lên: "Ôi! Một sinh vật bằng thép, chúng tôi đã thua ông". Ông trở thành biểu tượng sừng sững về tinh thần chiến đấu bất khuất của đồng bào miền Nam "thành đồng Tổ quốc trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ".

Trước ngày đồng khởi, tổ tình báo của Thương đã mở màn bằng những chiến công vang dội. Sau 3 tháng trọi vừa bán bánh mì vừa theo dõi nắm bắt tình hình, Thương phát hiện ra những vị sư trong Tòa thánh Cao đài đều là người của CIA đóng giả nhằm che mắt Việt Minh. Dưới mác nhà sư, chúng dùng nhiều thủ đoạn để lừa gạt, mê muội người dân sùng bái đạo gây ra sự đạo lộn trong cuộc sống nhân dân ta ở một vùng. Trong một lần vào chùa chào bán bánh mì, Thương thấy ông sư cầm một hũ cơm chay ra để ăn chẳng may vấp ngã xuống nhà, một cục thịt heo ở dưới đáy hũ vung ra nhưng rất nhanh, trong tích tắc vị sư lượm lên và tiêu hủy ngay.

Vậy là đã rõ, Thương về báo cáo lại tình hình với tổ chức và xin một tiểu đội để đánh úp tay chân của CIA dưới mác các nhà sư này. Cấp trên tin tưởng giao cho Thương đảm nhận vụ này. Một tiểu đội phải cạo trọc đầu thành sư hết. Sau vài ngày học cách đi khất thực của các nhà sư chuyên tu, tổ đặc nhiệm bắt đầu vào cuộc. Mỗi người một áo chùa trong đó đã giắt sẵn súng ngắn, một hũ đi xin nhưng bên trong đựng lựu đạn, chân không dép, đầu cạo trọc.

Vào khoảng 7h sáng, sau khi đã quan sát toàn bộ khu vực trong và ngoài toà thánh mà CIA trá hình, Thương ra lệnh cho toàn bộ hành động. Chỉ trong vòng một phút, súng nhả đạn, lựu đạn ném làm cho địch không kịp phản ứng, chúng chạy tan tác khắp nơi tìm chỗ ẩn náu. Thừa cơ hội đó, Thương chạy nhanh vào phòng lấy được toàn bộ giấy tọ, hồ sơ của chúng đưa đi tiêu hủy. Hành động chớp nhoáng xong, cả đội rút lui an toàn riêng Thương quay trở lại với giọ bánh mì và bộ tóc giả (vì lúc này, Thương đã cạo trọc đầu trong trận đánh vừa rồi) để kiểm tra tình hình. đứng ngoài cửa, Thương còn nghe được câu nói của viên Trung tá ngụy "Chúng mày làm gì mà để Việt cộng vào tận đây đánh giữa ban ngày như vậy?".

Cũng trong thời gian hoạt động tình báo, có lần Nguyễn Văn Thương đã dám trèo lên xe đang chở hình nộm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lấy kìm bẻ đầu Tổng thống sau đó nhảy xuống đất đập nát cái đầu ra thành nhiều mảnh. Lý giải về việc này ông bảo do lúc đó thấy hình ông Tổng thống ăn vận rất sang trọng, mặc áo gấm đầu chít khăn nhung, ông nhìn thấy trướng mắt, máu căm thù sôi lên, sẵn thời cơ đến vậy là phải bẻ cổ cái đầu kia đi cho người dân được xem hình nộm một Tổng thống không đầu đứng trên một chiếc xe sang trong đưa tay ra vẫy chào. Còn cái đầu phải đập nát đi cho không còn đầu gắn lên nữa chứ nếu lúc ấy mà vứt xuống đất thì có người nhặt được họ sẽ lại gắn lên.

đầu năm 1966, một trận càn quy mô lớn với 35 ngàn quân địch nhằm vào khu Tam giác sắt (tại đất thép Củ Chi). Lệnh sơ tán được ban ra, mọi người nhanh chóng đi sơ tán riêng cụm A36 gồm Nguyễn Văn Thương cùng hai đồng chí khác trụ lại bám địa bàn và làm nhiệm vụ mật báo. Trong trận càn đó, tổ tình báo của Thương đã tiêu diệt được 115 tên Mỹ, diệt 12 xe tăng, bắn rơi 5 máy bay. Có những đợt cao điểm đối đầu địch, 3 chiến sĩ tình báo chiến đấu với một đại đội địch vậy mà họ vẫn không hề hấn gì, không ai bị thương vong. Nhưng trong lần ấy, chính mắt ông phải chứng kiến cái chết thảm thương của 47 cô gái còn rất trẻ. Họ là những người bị bắt đi phục vụ cho lính Mỹ trong trận càn đó và khi đã thọa mãn thú tính, chúng hãm hiếp xong thì thẳng tay giết chết các cô gái.

Những cô gái xấu số bị ném xuống cùng một cái hố lớn trong bộ dạng lõa thể. Chính tay ông đã chôn cất từng thi thể một và trong hoàn cảnh ấy khi nhìn đồng bào mình trong cảnh tang thương, làng xóm nhuốm mùi khói súng, ông càng căm giận giặc Mỹ bao nhiêu lại càng quyết tâm chiến đấu bấy nhiêu.

Sau trận càn đó, ông cùng đồng đội ngồi "chia Mỹ" ra để tự thưởng chiến công cho mình. Ông giải thích về cụm từ "chia Mỹ", thời gian đó cả nước có phong trào tìm Mỹ mà đánh tìm ngụy mà diệt và cứ diệt được 3 lính Mỹ, 1 máy bay thì được phong làm dũng sĩ. Vì vậy mà cả nước háo hức thi đua đánh giặc để lập thành tích. Lúc này, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng ba và được cấp trên hết lòng khen ngợi.

Hoa Nguyên

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,381
  • Tổng lượt truy cập41,127,184
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây