Với hơn 2.000 chủng loại, lê (Pirus Communis) từng là trái cây ưa thích của vua Louis XIV. Lê được thu hoạch quanh năm, chín ngọt đậm đà hơn sau khi hái xuống khọi cây vài ngày. Cây lê hoang dã có thể cao đến 12m và sống hàng thế kọ· do rễ ăn rất sâu.
Thành phần và tính năng
Trái lê ít calori (58 Kcal/100g), nhiều chất xơ, rất giàu vitamin A, vitamin nhóm B, E và C, đường, tanin, sắt, vôi, sorbitol, phosphor, potassium và magiê, nên ngoài tính năng giải khát còn có tác dụng nhuận trường, thanh lọc, bổ dưỡng và kháng oxy hóa. Tanin và muối potassium trong lê làm tan acid uric, nguyên nhân gây bệnh gút, xoa dịu các cơn đau do phong thấp, thấp khớp dạng thấp.
|
Có nghiên cứu cho thấy ăn lê thưọng xuyên có thể giúp: bảo vệ cơ thể khọi bệnh ung thư vú sau mãn kinh; giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc, nguyên nhân chính dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi; hạ huyết áp và giảm nguy cơ tai biến mạch máu não; cải thiện sức khọe tá tràng; phục hồi thể lực nhanh và củng cố hệ miễn dịch; xoa dịu các cơn đau do viêm từ nguyên nhân khác nhau; giảm nguy cơ loãng xương vì thành phần bore trong lê giúp giữ canxi.
Lá cây lê làm nước hãm (100g lá non/1 lít nước) dùng để uống thay nước có thể giúp thải độc tố và lợi tiểu, còn nước ép lê thì được sử dụng để hạ sốt cho trẻ con. Trái lê được các bác sĩ khuyên dùng kết hợp trong các điều trị chứng tiểu són, bệnh về bàng quang hay tuyến tiền liệt. Trái lê cũng được đánh giá là loại trái cây hiền, không gây dị ứng.
Chọn mua và bảo quản
Khi mua, chọn những trái không vết thâm, nhẵn, chắc tay. Trái chưa chín có vọ bóng và sáng, còn những trái chín lớp vọ xỉn màu hơn. đối với lê không nên rửa trước mà ăn trái nào thì rửa trái nấy để không bị thâm. Lê có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2-3 ngày để cho hương vị đạt được mức tối đa.
Nguồn tin: Thanhnien