Nên & Không nên

Thứ sáu - 25/11/2011 02:27 1.264 0
Hãy thử xem suy nghĩ của bạn có giống thế này khi mang thai không nhé!

5 điều nên làm

 

1. Nên… ăn đủ 5 loại dưỡng chất quan trọng nhất: folate, canxi, sắt, kẽm và chất xơ

- Lượng folate cần thiết mỗi ngày cho mỗi thai phụ là từ 400 - 600mg. Không khó để tìm những thực phẩm có chứa loại vitamin B này, các thực phẩm phổ biến như: các loại cây họ đậu, các loại hoa quả họ cam quýt, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt gia cầm, gia súc, hải sản… đều rất giàu folate. Tuy nhiên, folate từ trong thức ăn không dễ dàng được hấp thu vào cơ thể như dạng axít folic. Vì thế, bổ sung thêm một viên thuốc bổ (có chứa axít folic) dành cho phụ nữ đang mang thai mỗi ngày là rất cần thiết bạn nhé.

- Canxi là chìa khoá quan trọng cho cho sự phát triển của thai nhi trong khoảng thời gian ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ - thời điểm xương và răng của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Bé có thể sẽ "hút" canxi từ chính cơ thể bạn, nên để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sau này bạn không bị loãng xương, hãy cố gắng bổ sung đủ 1.200mg canxi mỗi ngày.

- Sắt chiếm 50% vai trò trong việc tạo máu. Thai phụ cần cung cấp đủ 30mg sắt mỗi ngày, và để việc hấp thu sắt vào cơ thể được hiệu quả, bạn nên ăn kèm đồ ăn có chứa vitamin C.

- Khi mang thai, nhu cầu kẽm của cơ thể tăng lên tới 50%, và con số bạn cần là 15mg kẽm hàng ngày. Kẽm giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ thai kém phát triển và nguy cơ sinh non. Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, các loại cây họ đậu, hải sản và thịt gia súc.

- Trong năm dưỡng chất quan trọng nhất, chất xơ là chất duy nhất không liên quan trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Chất xơ chỉ đơn giản giúp cho hệ tiêu hoá của thai phụ vận hành hiệu quả, tránh được các nguy cơ về đường ruột. Mỗi ngày bạn cần 25 - 35mg nhé.

2. Nên… ăn đủ "bảy sắc cầu vồng" của thực phẩm

"Bảy sắc cầu vồng" ở đây có nghĩa là càng nhiều loại thực phẩm càng tốt, đặc biệt là thực phẩm tươi. Các loại rau xanh, hoa quả có chứa chất chống oxy-hoá, sẽ giúp bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh và luôn tràn đầy sức sống.

3. Nên… chọn đồ ăn sạch và ít hoá chất nhất có thể

Việc này là đương nhiên rồi, đồ ăn sạch không chỉ tốt cho sự phát triển của bé, mà còn tốt cho sức khọe của bạn. Chịu khó mua những đồ ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đừng ham rẻ mà mua những đồ ăn không đảm bảo bạn nhé.

4. Nên… bổ sung đủ axít béo omega-3

Omega-3 giúp cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi, giúp cho thị giác của bé, trí nhớ của bé và khả năng nhận thức ngôn ngữ của bé sau này phát triển tốt hơn. Một trong ba loại axít béo omega-3 chính là DHA - quá quen thuộc với các thai phụ đúng không - 300mg là con số cần thiết mỗi ngày của dưỡng chất này.

5. Nên… chọn đồ ăn có nhiều tác dụng

Ví dụ như: sữa chua, thịt bò, trứng… những thực phẩm này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé như: protein, canxi, sắt… Như vậy bạn sẽ không phải ăn quá nhiều các loại đồ ăn chuyên biệt, kiểu như "một công đôi việc" luôn nhé.

 

5 điều Không nên làm

1. Không nên… có tâm lý ăn cho hai người

Nếu bạn mang thai đơn, không phải song thai, bạn chỉ cần thêm 340 calo mỗi ngày vào khoảng ba tháng giữa của thai kỳ và 450 calo vào ba tháng cuối của thai kỳ. thời điểm ba tháng đầu của thai kỳ, bạn không nhất thiết phải ăn thêm, chỉ cần đảm bảo ăn uống bình thưọng, đủ no là được. Việc tăng cân quá nhiều là không cần thiết, nó sẽ khiến bạn rất vất vả với việc giảm cân và lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Quan trọng là bạn uống thuốc bổ đúng và đủ theo yêu cầu của bác sĩ sản khoa, còn lại chỉ cần tăng tổng cộng từ 10 - 12kg là được nhé.

2. Không nên… ăn quá nhiều đồ ăn có chứa tinh bột

Bạn thấy hơi lạ đúng không? đ‚n quá nhiều tinh bột có thể khiến lượng đường glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ em bé dễ bị thừa cân khi sinh ra và sau này khi lớn lên. Thế nên bạn không nhất thiết phải ăn quá nhiều cơm, có thể chỉ cần một chén cơm cho mỗi bữa, và tăng các loại thức ăn khác như rau xanh, hoa quả, thịt cá để cân bằng các loại dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Không nên… ăn đồ sống và đồ ăn để lâu

Chắc chắn bạn sẽ được bác sĩ sản khoa của mình nhắc nhở điều này: tất cả các loại gọi, rau sống, trứng chần, thịt tái, tiết canh… đều cần phải được loại bọ khọi thực đơn của bạn. Với đồ chín, chỉ nên ăn trong vòng hai tiếng, quá thời gian đó, bạn cũng đừng nên tiếc của làm gì nhé. Tốt nhất là nếu không ăn hết, bạn phải cất vào tủ lạnh, và sau đó khi muốn dùng, nhớ hâm nóng lại cẩn thận. Bạn sẽ giúp chính mình và em bé tránh khỏi nguy cơ tấn công của vi khuẩn có hại như: E.coli, salmonella, listeria…

4. Không nên… để các bữa ăn cách nhau quá ba tiếng

Vì thế, bạn không cần phải ăn quá nhiều trong một bữa, mà nên chia nhọ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này rất quan trọng, vì nó không chỉ giúp cho bạn tránh được chứng ợ nóng, cảm giác khó chịu ở bụng, dẫn đến nôn nao (đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ), mà còn giúp xây dựng nhau thai bền vững, liên tục cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

5. Không nên… quên cung cấp đủ cho cơ thể ít nhất 2 - 2,5 lít chất lọng mỗi ngày

Có nhiều bạn khi mang bầu ngại uống nước nhiều vì sợ phải đi tiểu thưọng xuyên. Tuy nhiên, chất lọng ở đây không chỉ là nước lọc mà còn bao gồm cả nước hoa quả, sữa, nước từ các loại đồ ăn… vì thế bạn yên tâm, không phải ngày nào cũng cần tu ừng ực đủ 2 - 2,5 lít nước lọc đâu. Việc giữ cho cơ thể đủ nước trong thời gian mang thai rất quan trọng, giúp tránh được nguy cơ sinh non, tránh sọi thận, giảm các triệu chứng khó chịu như đau đầu, chóng mặt, táo bón, trĩ… Dấu hiệu cho biết bạn uống đủ nước không khó khăn để biết, chỉ cần thấy nước tiểu ở trạng thái trong, hơi có sắc vàng là ổn, nếu vàng sẫm và hơi đục là bạn đang thiếu nước rồi đấy nhé.

Hoàng Nhi (theo Fit Pregnancy số tháng 10 - 11.2011)

Nguồn tin: SGTT

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay6,989
  • Tháng hiện tại58,359
  • Tổng lượt truy cập41,126,162
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây