Cô gái thật đáng trách. đâu phải còn bé bọng, non nớt gì; đã học năm cuối cùng của bậc phổ thông, sắp qua ngưỡng cửa trưởng thành, bước vào đường đọi muôn nẻo rồi, mà vẫn chưa trang bị đủ kỹ năng sống cho mình, mà có thể phản ứng tiêu cực như thế?. Công cha mẹ sinh thành, nuôi ăn nuôi học, chưa đền đáp được ngày nào?. Chết một cái chết đau đớn, chỉ trước Tết Nguyên đán có mươi ngày, để lại nỗi đau đớn không nguôi cho người thân, bạn bè…
Những ngày này, người bị coi là nguyên nhân cái chết của cô bé- cô giáo dạy tóan, chắc cũng đang trải qua những giây phút khó khăn, đau đớn và có thể là ân hận, nhưng đã muộn. Làm thày, đâu có thể mắc sai lầm như làm một ngành nghề khác. "Sai một ly, đi một dặm".
Nhiều nhà giáo lão thành, nhiều bác sĩ bậc thày, thưọng dạy học trò của mình rằng, nếu làm nghề này chỉ để kiếm sống, thì hãy bọ nghề đi. Bởi vì thày thuốc và thày dạy học là 2 nghề cao quý, chứ không đơn thuần chỉ là nghề để mưu sinh.
Truyền đạt kiến thức cho học sinh chỉ là một phần trong nghề nghiệp làm thày. Người thày còn phải là tấm gương về đạo đức sống, về cách cư xử. Nhưng hiện nay kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên quá yếu. Không hiếm những thày, cô giáo có thể văng tục chửi bậy trước mặt học sinh, hay ăn nói chua ngoa đay đả theo cái kiểu mà người ta ví như hàng tôm hàng cá (điều này không còn đúng nữa bởi thời kinh tế thị trường, hàng tôm hàng cá cũng phải ăn nói ngọt ngào đon đả với khách hàng). để trở thành giáo viên, họ đều được đào tạo kỹ năng sư phạm. Nhưng những điều phản sư phạm lại diễn ra hàng ngày ở nhiều trường lớp. Ví dụ, ngành Giáo dục lại có những quy định cụ thể như không nêu tên để phê bình học sinh trước lớp hay trong cuộc họp phụ huynh; thế nhưng điều này vẫn còn tồn tại một cách phổ biến.
Nóng nảy, cáu kỉnh, thiếu kiềm chế là biểu hiện của sự bất lực của nhiều giáo viên khi không xử lý được tình huống sự phạm, dẫn đến mất uy tín với học trò, dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ các thiếu niên đang ở lứa tuổi có những thay đổi phức tạp về tâm sinh lý. Cô giáo trong câu chuyện này là một ví dụ. Cô cũng là một con người bình thưọng, cũng có thể gặp những chuyện bực bội va chạm hàng ngày, nhưng không thể để ảnh hưởng đến công việc. Bởi vì, xin nhấn mạnh lại rằng, nghề nghiệp mà cô đã chọn không phải là một nghề đơn thuần chỉ để kiếm sống.
Cô thiếu lòng yêu nghề, hay bận rộn mưu sinh mà không còn lúc nào để trăn trở, suy nghĩ, tìm hiểu… học sinh của mình, tìm ra cách cư xử sao cho đúng mực ?.
Lại nữa, có thông tin rằng cô giáo "trù úm" em nữ sinh kia vì em không đi học thêm. Nhiều độc giả của VOVonline bức xúc chia sẻ, họ từng chứng kiến việc con mình bị phân biệt đối xử, bị cho điểm thiếu công bằng, vì không đi học thêm, nhưng họ không thể, không dám nói ra.
Những giáo viên như vậy thì còn đâu uy tín người thày?. Mà đã không được học trò tin yêu, khâm phục, thì làm sao có thể dạy dỗ các em?
Câu chuyện buồn này là bài học cho những người đang đứng trên bậc giảng, các cô cậu học trò và cả những nhà quản lý giáo dục. Câu họi đặt ra là, vì sao chúng ta chống học thêm, nhưng việc học thêm vẫn tràn lan và phổ biến? Vì sao chúng ta kêu gọi trường học thân thiện, mà trong nhà trường vẫn còn những hiện tượng thày đánh mắng trò, trò đánh nhau ?
Thiết nghĩ, chỉ khi nào, thày phải ra thày, thì mới có trò ra trò và mới bớt đi những chuyện buồn về văn hóa học đường./.
Nguồn tin: VOVNew
Bình luận