Tình trạng nói trên có thể gặp từ những ngày đầu mới có kinh nguyệt, hoặc thời gian sau này, không nhất định. Nói chung, những phụ nữ này có cùng triệu chứng bệnh lý là rong kinh kéo dài, làm cho cơ thể yếu đuối, mất sức, mất máu. Lúc nào họ cũng phải lo lắng tới căn bệnh của mình, với các hệ lụy kèm theo.
|
Trong đông y, tạng tỳ được xem là nơi chắt lọc tinh ba của thủy cốc mà cơ thể dung nạp khi ăn uống. Ngoài ra, tạng tỳ còn có chức năng rất quan trọng là tỳ thông nhiếp huyết (nghĩa là tạng tỳ thống lĩnh, cai quản huyết trong cơ thể); do đó một số biểu hiện thoát huyết được các thầy thuốc dùng các vị thuốc có chức năng kiện tỳ chỉ huyết để điều trị.
|
Trong trường hợp rong kinh kéo dài không rõ nguyên nhân, đông y thường dùng bài thuốc sau đây như một phương pháp chẩn đoán tạng phủ để điều trị. Bài thuốc gồm: chích kỳ 1 lượng (40 g), thục địa 1 lượng sao khô, đẳng sâm 1 lượng tẩm nước gừng sao vàng, bạch truật 1 lượng sao cám vàng màu cánh gián, hoài sơn 5 chỉ (4 g) sao vàng, tam thất 5 chỉ, hắc kinh giới 3 chỉ, hồng hoa 1 chỉ, đơn sâm 3 chỉ, nhục quế nửa chỉ, táo 3 trái, can khương 1 chỉ.
|
Các vị thuốc trên nhập chung, đổ 5 chén nước, sắc còn 1 chén, chia 2 lần uống trong ngày. Nên nhớ mỗi ngày uống 1 thang, và mỗi thang chỉ sắc 1 lần, uống khoảng 3 - 5 ngày tùy theo bệnh lâu mau. Khi thấy hết rong kinh thì nên ngưng uống thang thuốc này. Sau đó có thể dùng bài bổ trung ích khí để bồi bổ cơ thể trở lại. Nên kiêng ăn uống những thực phẩm quá mát, sẽ không tốt cho bệnh nhân bị rong kinh.
|
Lương y Duy Linh
Ảnh: K.Vy
Nguồn tin: Thanhnien