Vui chốc lát, hại lâu dài
“Càng thăng hoa càng… lệt bệt” - tình cảnh sau mỗi cuộc nhậu này vốn không xa lạ với nhiều đấng mày râu. Nhẹ thì ngủ dậy thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, phản xạ chậm. Nặng hơn một chút thì mệt mỏi kéo dài, ngộ độc, tiêu chảy nhẹ, mất nước, mất khả năng tập trung, dễ cáu kỉnh và nhạy cảm với ánh sáng… Hơn thế, theo thời gian, lượng độc tố từ rượu vào cơ thể tích tụ nhiều còn làm tăng các nguy cơ gây bệnh như: thoái hóa chức năng gan, xơ gan, viêm dây thần kinh, tổn thương thần kinh trung ương, loãng xương, tăng huyết áp, béo phì, tổn thương não, tổn thương tim mạch, suy giảm trí nhớ…
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống rượu bia thiếu kiểm soát gây ra 4,6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu (tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá). Còn theo nghiên cứu tại hai bệnh viện lớn ở Hà Nội là Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Saint Paul, 62% nạn nhân bị tai nạn giao thông có độ cồn trong máu. Nhiều trường hợp, độ cồn cao gấp 9 lần mức cho phép, khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Cũng theo nghiên cứu trên, tình trạng này có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ.
Chính vì vậy, không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước, mà ngay cả những doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp bia rượu cũng đưa ra thông điệp cảnh báo về tác hại của rượu bia. Đây được coi là một trong những động thái giúp người tiêu dùng hiểu thêm về tác hại của rượu bia, tránh lạm dụng sản phẩm này.
Hạn chế tác hại của rượu bằng thảo mộc
Đến nay, có không ít kinh nghiệm dân gian giúp người uống không bị ảnh hưởng trực tiếp từ bia rượu. Nhưng, theo các chuyên gia y tế, những “bí kíp” này chỉ có tác dụng làm giảm bớt những tác hại bề nổi của rượu bia như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… chứ không thể ngăn các độc tố từ rượu tấn công vào nội tạng cơ thể. Cần nhớ rằng, rượu được hấp thu không chỉ ở dạ dày mà còn được tiếp tục hấp thu tại ruột non và tái hấp thu tại ruột già. Một số biện pháp như ăn pho mát, uống mỡ nước… chỉ bảo vệ được thành dạ dày chứ không ngăn được sự hấp thu rượu tại ruột non và ruột già.
Chính vì vậy, ngoài các biện pháp “cấp tốc” như sử dụng viên giải rượu, uống thật nhiều nước pha bột sắn dây… thì các biện pháp lâu dài chính là hạn chế sử dụng rượu bia, giúp cơ thể thải độc bền bỉ bằng cách sử dụng những sản phẩm có tác dụng hóa giải độc tố của rượu và cân bằng “nội nhiệt”. Hiện, trên thị trường nước giải khát đóng chai, đã có một vài sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, được sản xuất theo công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn “thanh lọc” cơ thể này.
Đơn cử, trà thảo mộc Dr. Thanh có chứa đến 9 loại thảo mộc (với tác dụng chủ trị là thanh nhiệt, tiêu viêm, quân bình cơ thể…) là sản phẩm hiện được khá nhiều người lựa chọn.
Trong sản phẩm này, đầu tiên phải kể đến nguyên liệu Hạ khô thảo (tên khoa học Prunella vulgaris L.), thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Theo Đông y, Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn, thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, viêm tử cung và âm hộ, trị gan mật nhiệt, huyết áp cao.
Ngoài ra, còn phải kể đến thành phần các loại “dược hoa” thiên nhiên góp mặt trong đó, như hoa cúc vị ngọt đắng, tính hơi hàn, đi vào gan thận, phế có tác dụng tán phong giáng hỏa, thanh nhiệt, giúp cân bằng âm dương của gan, giúp khí huyết lưu thông, thư giãn, làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon; hoa sứ đỏ (tên khoa học Plumeria rubra) đi vào kinh phế có tác dụng thông khí, dưỡng phế, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp; hay Hoa mộc miên (hay hoa gạo, hoa hồng miên) vị đắng chát, ngọt hậu, tính bình, tác dụng làm se, tiêu viêm, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu; và cuối cùng là hoa Kim ngân - một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y.
Bên cạnh đó, còn có La hán quả (tên khoa học Momordica grosvenori Swingle, thuộc họ Cucurbitaceae) thường được dùng làm nước uống giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái, chữa ho, thanh nhiệt, chữa tiện bí...; Cam thảo - một vị được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y; Bung Lai (còn gọi là Chua kè, Cò kè, Mé) thường được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu; tiêu hoá kém, trướng bụng, tiêu chảy, viêm gan; Tiên thảo (còn gọi là thạch đen, sương sáo…) vốn được biết đến nhiều khi chế biến thành thạch đen giải khát...
Theo các nhà đông y, nguyên liệu thảo mộc vốn có hiệu quả cao, song không dễ để chế biến, bảo quản và tạo ra những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, để có thể kết hợp thành thứ nước uống bổ dưỡng, có tác dụng thải độc tích cực với cơ thể, nhà sản xuất đã đầu tư dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic để tạo ra những chai trà thảo mộc Dr. Thanh giữ nguyên vẹn tinh chất thảo mộc quý và đảm bảo tuyệt đối về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan quản lý nhà nước là không nên uống quá 2 - 3 đơn vị rượu (tương đương 175ml rượu, loại có nồng độ cồn 13%) với nữ và 3 - 4 đơn vị (tương đương với 850ml bia có nồng độ cồn 4%) với nam giới. Xin nói thêm, một đơn vị rượu tương đương 10g rượu nguyên chất, 30ml rượu mạnh (trên 40%), 330ml bia, 100ml rượu vang 13,5%. Một số triệu chứng như: mất nước, thiếu nước, vui chơi hoạt động ngoài trời nhiều, ăn uống nhiều chất cay hoặc áp lực công việc, khiến cơ thể sinh "nội nhiệt" với các biểu hiện như: sốt, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh… đều có thể dùng trà thảo mộc để thanh lọc cơ thể. |
THÔNG TIN DỊCH VỤ