Đường lưỡi bò – tuyên bố chủ quyền ngông cuồng của Trung Quốc |
Tờ The National Interest cho biết, Mỹ và các nước đồng minh ngày càng coi trọng luật quốc tế, điều này phản ánh nên một thực tế rất rõ nét là với đà phát triển của cục diện như hiện nay, Trung Quốc sẽ ngày càng thích dựa vào sự ngẫu hứng của mình để giải quyết những tranh chấp trên biển trong khu vực. Do tốc độ tăng trưởng của kinh tế và quốc phòng Trung Quốc khá nhanh nên trong thời gian tới, gần như Trung Quốc không cần thiết phải áp dụng những hành động cực đoan và triệt để. Quốc gia này có thể áp dụng những hành động trên quy mô nhỏ, mỗi ngày tiến một chút, và cuối cùng sẽ thay đổi hiện trạng.
Bài báo cho biết, tình trạng mất đoàn kết giữa các quốc gia láng giềng cũng giúp Trung Quốc tranh thủ được nhiều thời gian hơn. Sự đối lập trong lịch sử tiếp tục khiến quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc tiếp tục căng thẳng. Và cũng giống như những gì tác giả David Philip phân tích trong bài viết đăng trên tờ Thời báo tài chính của Anh, ASEAN đang “phân hóa thành hai nhóm, một nhóm là các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc – Philippines, Việt Nam, Indonesia... và nhóm các nước không có tranh chấp với Trung Quốc – bao gồm Thái Lan và Campuchia”.
Tờ The National Interest cho rằng, trên phương diện luật quốc tế có thể sẽ nghiêng về các nước láng giềng của Trung Quốc hơn. Có thể hội đồng trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Liên hợp quốc đệ trình đơn kiện sẽ phải mất vài năm mới hoàn thành các thủ tục trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, đây rõ ràng là một vấn đề quan trọng bị coi nhẹ. Nhưng gác vấn đề này sang một bên để xem xét lời phán quyết có thể đưa ra. Nếu tòa án quốc tế cho rằng “đường lưỡi bò” là hợp pháp thì trên thực tế đã loại trừ khả năng đưa ra thành công những thách thức phi bạo lực đối với sự đòi hỏi về chủ quyền trên biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, để Trung Quốc một mình gánh vác trách nhiệm bảo vệ luật hải dương sẽ là một sai lầm. Giáo sư Jerome H. Kern Học viện Luật trường Đại học New York cho rằng, Việt Nam cần nói rõ nguyện vọng của mình, đồng thời đệ trình những khẳng định về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực khác lên tòa án quốc tế. Giáo sư Jerome J.Kern còn nói rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không phủ định những lời kiến nghị của cựu bộ trưởng ngoại giao nước này Gemba Koichiro đưa ra với Trung Quốc – tức đệ trình lên tòa án quốc tế vụ kiện của Nhật Bản để khẳng định quyền sở hữu đối với đảo Senkaku.
Trên thực tế, 6 quốc gia và khu vực bị cuốn vào những tranh chấp trên biển với Trung Quốc là – Bruney, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều cần nêu rõ nguyện vọng của họ để tòa án quốc tế tiến hành phán xét về những khẳng định chủ quyền của họ.
Bài viết cho rằng, mặc dù có thể Mỹ không phải là đương sự trong các vụ trong chấp này, nhưng nếu quốc gia này phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển thì vai trò ngăn chặn của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ hiệu quả hơn.
Cuối cùng, tờ The National Interest nhấn mạnh, khiêu chiến với Trung Quốc trên tòa án quốc tế - hay nói theo nghĩa bóng là khiêu chiến với Trung Quốc trên tòa án dư luận toàn cầu có thể sẽ khiến sự trỗi dậy của Trung Quốc phức tạp hóa hơn. Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn khăng khăng khẳng định rằng sẽ “trỗi dậy một cách hòa bình”. Tuy nhiên hiện tại, Trung Quốc đã thành công trong việc ngày càng xa cách các nước láng giềng hơn. Nếu Công ước Liên hợp quốc về Luật biển cho rằng “đường lưỡi bò” phi pháp một phần hoặc phi pháp hoàn toàn, trong khi Trung Quốc lại coi thường những lời phán xét của tòa án quốc tế thì khoảng cách giữa Trung Quốc với cách nước láng giềng sẽ ngày càng sâu hơn. Nếu Trung Quốc tảng lờ trước những nguyện vọng của các nước láng giềng và trọng tài luật quốc tế để chiếm lấy thế mạnh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì rất có thể Trung Quốc sẽ càng bất ổn và phải trả giá đắt hơn.
Thành Nam