Tuy nhiên, hiện nay, việc hạn chế sử dụng túi ni lông vẫn chưa có gì chuyển biến bởi người dân vẫn chưa thể từ bọ được thói quen trong sinh hoạt. Hầu hết người dân vẫn chưa biết, chưa thể tìm mua loại bao bì mới này nên các loại túi ni lông thông thưọng vẫn tràn ngập khắp nơi từ vưọn nhà, đường làng, các chợ, khu vực công cộng.
|
Người tiêu dùng vẫn sử dụng túi ni lông thông thưọng để đựng hàng hóa |
Tại các chợ như Quảng Khê (Ãắk Glong), Ãức An (Ãắk Song), Kiến Ãức (Ãắk R’lấp), tiểu thương và người tiêu dùng nơi đây vẫn chưa thể từ bọ thói quen sử dụng túi ni lông để đựng hàng và không có thông tin gì nhiều về túi xốp tự hủy.
Theo bà Nguyễn Thị Nhung, một tiểu thương ở chợ thị trấn Kiến Ãức thì bà đã bán hàng cả chục năm và vẫn sử dụng túi ni lông đựng hàng cho khách vì tiện lợi, sạch sẽ. Còn ông Nguyễn Văn Chu, thôn 1, xã trường Xuân (Ãắk Song) cho biết: "Tôi có nghe nói loại bao bì tự hủy nhưng khi đi mua hàng tại chợ thì tiểu thương toàn sử dụng các loại túi ni lông. Hàng ngày, tôi thưọng thu gom bao ni lông lại để đốt rồi chôn nhưng hàng chục năm cũng không thấy phân hủy trong đất".
Theo các chuyên gia thì túi ni lông thông thưọng làm bằng nguyên liệu nhựa HDPE+ LLDPE từ mọng đến siêu mọng, tuy tiện dụng nhưng rất có hại cho môi trường, khi thải ra môi trường không phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nước, đất đai, trong khi đó các loại túi phân hủy hay còn gọi là túi thân thiện với môi trường được làm từ nguyên liệu nhựa PE phối trộn với các phụ gia tự hủy có thể phân hủy sau khi thải ra môi trường từ khoảng 6- 24 tháng. Nó có thể tự hủy được khi ra môi trường là do cấu trúc phân tử giảm đi theo thời gian, cộng với tác dụng của các chất xúc tác như không khí, nhiệt độ, ánh sáng. Do đó, việc người dân thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông thông thưọng sang sử dụng túi xốp là một hành động rất quan trọng, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nhiều địa phương.
Bài, ảnh: Hồng Thoan