Bao giọ lương đủ sống?

Thứ hai - 28/05/2012 09:52 1.450 0
Ý kiến của đại biểu Quốc hội đặng Ngọc Tùng về "Quy định lương tối thiểu chưa đúng luật" (Tuổi Trẻ 24-5) đã thu hút 135 ý kiến phản hồi bày tọ sự đồng tình, đồng thời đề nghị các giải pháp tháo gỡ.

 

Ông Tùng đứng về phía chúng tôi

Là giáo viên, tôi ít khi được trực tiếp nghe các đại biểu Quốc hội thảo luận những văn bản luật được truyền hình trực tiếp, do thưọng trùng vào những ngày phải lên lớp.

Sáng 23-5, được trực tiếp nghe các đại biểu Quốc hội thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), trong đó đặc biệt là phát biểu của đại biểu đặng Ngọc Tùng đã gây cho tôi nhiều cảm xúc. Qua phát biểu, tôi nhận thấy ông Tùng đã đứng về phía người lao động như chúng tôi để góp ý một cách thẳng thắn khi nói rằng lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, nhưng thực tế chỉ mới đáp ứng chừng 60%, và như vậy Chính phủ vô tình đã vi phạm điều 92 trong dự thảo Bộ luật lao động.

Từ phát biểu của ông Tùng, tôi ngẫm lại bản thân mình năm nay đã 54 tuổi, vào ngành sư phạm từ năm 1979, đến nay đã 33 năm, giảng dạy môn địa lý, hiện lãnh lương với hệ số 4,98 (đã đội khung), mỗi tháng tiền lương cộng phụ cấp tôi thực lãnh, sau khi nộp các loại bảo hiểm, chỉ khoảng 5 triệu đồng. Vợ tôi làm nhân viên ủy ban phưọng với mức trợ cấp hằng tháng là 747.000 đồng. Tổng thu nhập của gia đình tôi chưa đến 6 triệu đồng.

Gia đình tôi có hai con, một đang học đại học, một đang chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông. Thu nhập như vậy, đúng như ông Tùng nhận định, chỉ mới đáp ứng chừng 60% nhu cầu. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân tôi và gia đình mới chỉ sống với 60% cuộc đọi mình.

Những năm tới, khi các con tôi vào đọi, các cháu có thể thật sự tồn tại trọn vẹn với cuộc đọi mình hay không? Trễ còn hơn không, hi vọng lời phát biểu của đại biểu đặng Ngọc Tùng như một tiếng chuông cảnh tỉnh, được nhiều người có thẩm quyền lắng nghe, như mong muốn của ông: "Do vậy tôi mong muốn Chính phủ phải lắng nghe nhiều hơn, đưa ra mức lương tối thiểu sát thực tế hơn. Như vậy vừa bớt được nỗi vất vả của người lao động". đó cũng thật sự là mong muốn của chúng tôi, những người đã làm việc, đã sắp hưu trí, đã chấp nhận sống một thời gian dài không trọn vẹn do đồng lương eo hẹp.

TRẦN đđ‚NG HUY (Cần Thơ)

Tinh giản biên chế

Vấn đề lương và cán bộ công chức, viên chức luôn là hai vấn đề song hành. Người nhận lương luôn mong muốn nhận lương cao, đủ trang trải cuộc sống. Nhà nước trả lương cho cán bộ công chức, viên chức cũng mong muốn trả lương cao. Vấn đề cốt lõi là lấy nguồn từ đâu để tăng lương? Hiện nay Nhà nước đang trả lương cho hơn 6 triệu người. Quả là một số lượng quá lớn.

Giải pháp tối ưu không phải ở chỗ tăng lương tối thiểu lên bao nhiêu đối với người nhận lương từ Nhà nước, mà là chúng ta sẽ giảm được bao nhiêu người trong số hơn 6 triệu người nhận lương từ ngân sách. Nếu giảm được 1/2 con số trên đồng nghĩa với việc sẽ tăng lương được gấp đôi.

Tuy nhiên, giải pháp đó đã làm lâu nay nhưng chưa thật sự hiệu quả. Cần một cơ chế mạnh và hữu hiệu hơn trong việc tinh giản biên chế.

THANH đáº®C BÃŒNH

Kiềm chế lạm phát

Tôi nghĩ tăng lương phải đi đôi với vấn đề kiềm chế lạm phát. Lạm phát là mối hại lớn nhất của nước ta hiện nay, kiềm chế lạm phát là biện pháp cần thiết và cấp bách. đọi sống của công nhân, người lao động sẽ chẳng bao giọ khá hơn khi lạm phát cứ tiếp tục phát triển và leo thang như hiện nay.

Ngày trước tôi làm một tháng chưa đến 3 triệu đồng nhưng cuộc sống tôi tương đối ổn định, còn ngày nay mức thu nhập của tôi đã hơn gấp đôi số ấy, cộng thêm thu nhập kha khá của vợ tôi, nhưng cuộc sống của tôi bây giọ cảm thấy vất vả và lo toan hơn trước kia nhiều.

Chúng ta sẽ tăng lương đến bao giọ và thêm bao nhiêu phần trăm nữa, nếu lạm phát cứ tăng như hiện nay?

NGUYọ„N HOÀNG Họ’

Nguồn tin: Tuoitreonline

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại56,562
  • Tổng lượt truy cập41,237,163
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây