Bí mật dòng họ được hai triều đại đối nghịch mang ơn

Thứ hai - 11/06/2012 22:09 1.802 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Việc các vị tiên tổ từ đọi thứ 6 trở về trước là những người có công lao to lớn đóng góp cho triều đại nhà Mạc, thậm chí trực tiếp chỉ huy đánh Lê - Trịnh. Sau đó, nhà Mạc thất bại nhưng con cháu họ Trần các đọi kế tiếp lại được nhà nước Lê - Trịnh cưng chiều.

Thông thưọng, những dòng họ lớn qua biến động lớn của lịch sử cần một thời gian lâu để thích ứng, nhưng dòng họ Trần rõ ràng là trường hợp ngoại lệ.

Con cháu họ trần trong ngày lễ nhận Bằng Di tích lịch sử văn hóa

Danh sĩ tức thời và gia tộc trung với nhà Mạc

Trong gia phả họ Trần đất Kim Thiều còn lưu giữ chức danh và công trạng của các vị tiên tổ họ Trần. Soi chiếu lịch sử của dân tộc mới thấy hết được vai trò, vị trí mà những danh nhân họ Trần trong thời điểm nội chiến Nam - Bắc triều của lịch sử dân tộc.

Trong gia phả họ Trần, có bàn về cụ Tổ đọi thứ tư, tên Nhiễm Khê (SN 1472, mất 1547) đỗ Tiến sĩ dưới thời Lê sơ. Cụ Nhiễm Khê làm quan cho triều Lê sơ vào buổi suy tàn. Cũng như nhiều quan lại đương triều, khi thấy các đọi vua Lê Tương Dục, Lê Uy Mục (lịch sử gọi là vua Quọ·, vua Lợn) bản tính độc ác, suy đồi nên đâm ra chán nản.

Mạc đăng Dung - một danh tướng thấy cảnh nước nhà nguy khốn tìm cách phế truất vua Lê lập ra Triều Mạc (1527). Dưới thời phong kiến, tư tưởng trung quân đè nặng đã che khuất tầm nhìn của nhiều danh sĩ nhưng cụ Nhiễm Khê đã biết gạt bọ được quan niệm của nho giáo đi theo phò Mạc.

Việc bọ Lê phò Mạc là minh chứng cho thấy cụ Nhiễm Khê là một trí thức cấp tiến, có bản lĩnh và khí phách. Cuối đọi, cụ Nhiễm Khê được vua Mạc Tuyên Tông phong chức "Thái Bảo diện dụ hầu - hàng nhất phẩm" mới thấy được những đóng góp lớn của cụ với nhà Mạc.

Cụ Nhiễm Khê làm quan trong thời buổi loạn ly, lúc đầu là những hỗn loạn cuối Lê sơ, cuối đọi là thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc triều (1533 - 1592). Nhưng cụ Nhiễm Khê được nhà Mạc dùng làm Thư kinh giáo thụ trong Quốc Tử Giám. Chỉ có những người tài năng mới được giao việc giáo dục của thế hệ trẻ nhằm gìn giữ được văn hiến quốc gia trong thời buổi chiến tranh loạn ly.

đọi con cụ Nhiễm Khê, là cụ Ngạn Húc(1503 - 1591), không chỉ là một trí thức lớn, mà là người có tầm nhìn rộng. Bản thân cụ Ngạn Húc là Tiến sĩ, làm quan trong thời kỳ chiến tranh Nam  - Bắc triều. Cụ Ngạn Húc được giao nhiều chức vụ quan trọng tại những vùng đất chiến lược của nhà Mạc thời bấy giọ. Ban đầu làm Hiến Sứ ở Thanh Hóa, rồi làm tham chính Thuận Hóa, sau là thừa sứ đạo Tuyên Quang. Sau khi mất cụ Ngạn Húc được phong Tả thị lang bộ Lễ.

Những nơi mà cụ kinh qua như Thanh Hóa (thời này là vùng đất tranh chấp giữa Mạc và Lê Trịnh), đất Thuận Hóa lại là vùng đất nằm sát cạnh phía Nam (hậu phương Thanh Nghệ của Nam triều). Theo lệ thưọng, chỉ những người có thực lực và trung nghĩa mới được vua điều đi giữ chức ở những khu vực trọng yếu như vậy. Bản thân Tuyên Quang sau này là chỗ đứng chân của nhà Mạc khi bị thất thế.

đến đọi con cụ Ngạn Húc là Phi Nhỡn (SN 1548 mất 1625), đậu Tiến sĩ, ra làm quan gặp lúc nhà Mạc bị quân Lê - Trịnh đánh bật khọi kinh thành Thăng Long (1592) sau đó vua Mạc là Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Cụ Phi Nhỡn tuổi trẻ đã đi theo dòng dõi nhà Mạc (con cháu của Mạc Kính Điển) lên tận đất Cao Bằng (trên danh nghĩa, quân nhà Mạc ở Cao Bằng vẫn là một chính quyền tồn tại độc lập) lập thế đợi thời.

Con đường hoan lộ của cụ trải qua nhiều chức vụ, từng được thăng đến Thượng thư Bộ hộ (chuyên lo kinh tế - tương đương với Bộ Tài chính ngày nay) kiêm làm "Nhập thị kinh diên" - vào cung dạy vua học. Khi mất cụ được truy tặng là Thiếu úy (tương đương hàng nhất phẩm - quan võ).

Hoành phi trong nhà thợ họ Trần làng Kim Thiều

Làm phúc được phúc

Nếu chiếu theo các đọi tiên tổ thứ 4, thứ 5, thứ 6 của dòng họ Trần sau khi nhà Mạc thất bại con cháu họ Trần phải chịu sự kìm kẹp, thậm chí là bị truy sát của nhà nước Lê - Trịnh. Nhưng có một điều khó lý giải ngay từ đọi tiên tổ thứ 7, thứ 8, thứ 9, thứ 10 của dòng họ Trần thì chính quyền Lê - Trịnh không thù hằn mà đã nhanh chóng trọng dụng, giao việc lớn cho con cháu họ Trần.

Khi cụ Phi Nhỡn mất thì con của cụ là vị tiên tổ đọi thứ 7 được nhà nước Lê - Trịnh phong là Diên Quận Công. đến vị tiên tổ thứ 8 tên là Trung Lập, không qua thi cử nhưng được nhà nước Lê - Trịnh mọi ra làm quan. Giao nhiều việc trọng đạo.

Trải qua nhiều chức phận như phó hiến sứ, pan Tiền Mê... rồi thăng đến chức trưởng quan đồn thú tại Cao Bằng. Khi mất vua Lê xét công trạng đã ban cho 12 mẫu ruộng ở làng đồng Kọµ làm đất hương họa để thọ cúng. Vị tiên tổ thứ 9, có tên là Ngạn Tuấn, thi đậu cử nhân, bản tính hiền từ thông minh. Là cha của cụ Trần Ôn (ông ngoại của Nguyễn Du - làm quan Câu Kê - kế toán cho nhà cụ Nguyễn Nhiễm) nhiều con cái của cụ đỗ cử nhân được sung làm quan. Cụ Tổ đọi thứ 10 có tên là Trần Nhiễm đậu cử nhân, nổi tiếng về tài đánh cọ lừng danh một thuở.

Sau khi lần giở những trang gia phả của dòng họ Trần, bản thân người viết cũng hết sức thắc mắc. Qua trao đổi với cụ Tuân, sự thắc mắc của chúng tôi dần dần được hé lộ.

Theo tích xưa cụ Tuân kể lại, chiến tranh giữa Lê Trịnh với tàn tích của nhà Mạc trên vùng đất phía đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam ngày nay vẫn diễn ra kịch liệt. Nhà Lê - Trịnh vì muốn tiêu diệt hết tàn tích của dòng họ Mạc để ổn định vùng biên giới phía đông Bắc của Tổ quốc, rảnh tay đối phó với chúa Nguyễn đàng trong nên nhiều lần chủ động tấn công.

Cụ Tuân cho biết, cụ Trần Phi Nhỡn vốn là một đại thần, nên nhiền lần nhận nhiệm vụ trực tiếp cầm quân nghênh chiến. Có hôm cuộc chiến xảy ra hết sức ác liệt, giữa quân nhà Mạc với Lê - Trịnh hai bên thiệt hại nặng nề. Quân của cụ Phi Nhỡn đã bắt được một danh tướng nhà Mạc tên là Nguyễn Thực (theo cụ Tuân đây là một danh tướng của Lê - Trịnh, có công lớn sau này được nhà nước  Lê - Trịnh truy phong công thần).

Khi quân lính của cụ Phi Nhỡn dẫn tù binh về, thì cụ nhận ra vị tướng mà quân đội mình bắt được lại là người bạn học thuở thiếu thời, cũng là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ một khoa với nhau. Hai người vốn là bạn thân nhưng sinh ra trong thời buổi loạn lạc. Cụ Phi Nhỡn họ Trần vốn không ưa nhà Lê nên theo phò Mạc đánh Lê. Trong khi Nguyễn Thực là dòng họ Nguyễn nên tìm về nhà Lê để phò giúp Lê đánh Mạc. Hai người bạn do buổi đương loạn đã tìm cho mình hai vị minh chủ khác nhau để phò. Tuy nhiên giữa hai người tình bạn thuở thiếu thời vẫn còn rất nồng đượm.

Cụ Tuân kể rằng, tích xưa các cụ kể lại: Khi nhìn thấy Nguyễn Trục bị quân lính dẫn vào, biết vị tướng của Lê - Trịnh là bạn mình nên từ tâm trạng vui mừng chuyển sang lo lắng cho tính mạng của bạn. Cụ Phi Nhỡn sợ nếu bạn Nguyễn Thực rơi vào tay người khác tất sẽ không giữ được mạng sống nên âm thầm nghĩ kế tìm cách thả bạn.

Sau nhiều hôm suy nghĩ kỹ lưỡng, cụ Phi Nhỡn đã sắp xếp cho bạn thoát thân. Cụ Tuân kể, hôm đó trọi vừa sẩm tối, cụ Phi Nhỡn chuẩn bị một bộ quần áo lính để trước cửa phòng giam của cụ Nguyễn Thực. Sau đó đi đi lại lại bên ngoài, nói to: "Sao đêm tối rồi mà không thấy đom đóm bay ra" - làng của cụ Nguyễn Thực có tên nôm là làng đóm - giọ vẫn thuộc Từ Sơn - Bắc Ninh.

Cụ Nguyễn Thực bản tính thông minh, khi nghe thấy tiếng của cụ Phi Nhỡn biết đêm nay bạn mình đã sắp xếp được cho mình trốn thoát. Tối hôm đó cụ Nguyễn Thực đã mặc bộ quần áo lính, qua mắt được lính canh phòng thoát thân ra ngoài.

Sau lần đó, Nguyễn Thực mang trong mình lòng biết ơn sâu nặng với cụ Phi Nhỡn. Vì vậy sau này làm đại thần cho nhà nước Lê - Trịnh, cụ Nguyễn Thực đã tìm cách báo ơn con cháu cụ Phi Nhỡn.

Việc dòng dõi họ Trần được các dòng họ lớn tôn trọng, đối đãi muốn kết thân là một hiện thực tồn tại gần 500 năm qua, đó là một hồng phúc lớn cần được lý giải....

Mối ân tình đã kéo dài 5 thế kọ·

Tích về cụ Trần Phi Nhỡn nghĩ kế và cứu được cụ Nguyễn Thực chỉ còn là một câu chuyện xưa kể lại nhưng  có một sự thực cho đến tận bây giọ đã 500 năm qua con cháu của Nguyễn Thực hàng năm đến ngày giỗ của cụ Phi Nhỡn vẫn mang lễ đến thắp hương như là sự báo đáp ơn cứu mạng đối với tổ tiên của mình. Cụ Tuân cho biết: "đến bây giọ giữa hai dòng họ chúng tôi vẫn thưọng xuyên đi lại thăm họi, và xem nhau như bằng hữu thân thiết.  Cả hai dòng họ trân trọng tình bạn hiếm có giữa cụ Phi Nhỡn và cụ Nguyễn Thực mà  đến nay vẫn đối đãi chân thành với nhau".

Trinh Phúc

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay6,135
  • Tháng hiện tại57,505
  • Tổng lượt truy cập41,125,308
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây