Khóc ròng với thương lái Trung Quốc

Thứ hai - 11/06/2012 22:07 1.504 0
Những ngày qua, nhiều ngư dân, nông dân phải dở khóc, dở cười với các chiêu lừa ngoạn mục từ thương lái Trung Quốc. Hàng ngàn người bị quọµt nợ, hàng hóa bí đầu ra…

Hiện hàng trăm hộ dân trồng ớt ở huyện đại Lộc, Quảng Nam đang chết dở bởi những đầu mối thu mua ớt tươi để bán lại cho thương lái Trung Quốc dừng mua đột ngột. Sau khi thương lái rút lui, ớt tươi rớt giá thê thảm.

 

Từ giữa năm 2010, tình trạng xuất khẩu dừa khô nguyên liệu ồ ạt đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến dừa tại Bến Tre rơi vào tình trạng "đói" nguyên liệu chế biến. Nếu năm 2010 có 64 triệu trái dừa được bán cho các tàu Trung Quốc thì đến giữa năm 2011, con số này tăng gần gấp đôi, chiếm hơn 30% sản lượng dừa của tỉnh Bến Tre. Có thời điểm, sản lượng dừa nguyên liệu bán cho các tàu nước ngoài vượt hơn 50% sản lượng của địa phương. Giá dừa có lúc lên đến 150.000 đồng/chục. Do thương lái Trung Quốc đẩy giá cao, khiến DN tại Bến Tre phải sang tận Indonesia mua dừa về chế biến. Tuy nhiên, giá dừa sau đó tụt thảm hại do thương lái Trung Quốc không còn ăn hàng. đến thời điểm này, dừa khô tại Bến Tre chỉ còn 12.000 đồng/chục.

Mua tất tần tật

"Cách đây hơn một tháng, mỗi ngày có hàng chục người ra tận cánh đồng Bầu Tròn để thu mua ớt tươi về bán cho đầu nậu Trung Quốc. Lúc đó, 1 kg ớt tươi giá 18.000 đồng nên nông dân chúng tôi rất phấn khởi. Thấy ớt được giá, nhiều nông dân đã đua nhau phá bọ vưọn bầu, khổ qua… để chuyển sang trồng ớt". Song, bất ngọ thương lái Trung Quốc biến mất khiến hàng chục tấn ớt tươi của người dân không thể bán được. Mới đây, đầu mối cũng dừng mua cả ớt xanh. Không còn cách nào khác, nhiều nông dân đành bán ớt với giá khoảng 8.000 đồng/kg. Nhiều hộ sót của để ớt chín mang về phơi khô", chị Nguyễn Thị Minh (trú huyện đại Lộc) ngậm ngùi.

Cũng với chiêu này, thương lái Trung Quốc ùn ùn tràn về Tiền Giang, mua khóm với giá cao ngất ngưỡng, không chỉ mua khóm chín mà mua cả xanh. Theo Sở Công thương Tiền Giang, thương lái Trung Quốc mua thông qua chủ vựa trái cây ở huyện Cái Bè, mỗi ngày 50 - 80 tấn. Hàng được đóng thùng đưa ra Lạng Sơn rồi xuất tươi qua Trung Quốc. Song, chỉ một thời gian, các thương lái không mua khóm ở Tiền Giang nữa mà đến Hậu Giang, Kiên Giang mua khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Thạnh Thắng (TP Vị Thanh, Hậu Giang), cho biết, cách đây hơn một tuần, thương lái có đến khu vực Xáng Cụt (huyện Gò Quao, Kiên Giang) thu mua khóm với giá 4.000 đồng/kg (loại 1 trái/kg trở lên). Ông Suổi cũng cho biết trước đó có một người ở quận Cái Răng (TP.Cần Thơ) gọi điện rủ ông giao hàng cho họ 2- 10 tấn/ngày với giá 3.200 đồng/kg không đòi họi gì, chỉ cần khóm 1kg trở lên là được, trong khi ông mua bán cho các công ty gia ổn định chỉ 2.800 đồng/kg.

Người trồng khóm ở Tiền Giang đang khốn khổ vì thương lái Trung Quốc không mua hàng nữa. Ảnh: Trung Dân.

Trong khi đó, từ năm 2008, thương lái Trung Quốc bắt đầu đến huyện Bình Minh và Bình Tân (Vĩnh Long) để thu mua khoai lang. Năm 2011, người dân tại hai huyện này bắt đầu ồ ạt chuyển đất trồng lúa sang trồng khoai lang tím Nhật để bán cho thương lái Trung Quốc. Cao điểm giá thu mua khoai lang tím Nhật được các thương lái Trung Quốc mua trên 1 triệu đồng/tạ (60 kg), nông dân thu lợi 300 - 400 triệu đồng/ha. Song, việc tiêu thụ hầu như chỉ dựa vào thương lái Trung Quốc và thị trường Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 5/2012, toàn tỉnh Vĩnh Long đã xuống giống trên 9.200 ha khoai lang. Hiện khoai lang tím Nhật còn được trồng ở huyện Lấp Vò (đồng Tháp), huyện Cọ đọ (TP.Cần Thơ). Song, giá khoai lang tím Nhật hiện chỉ còn 200.000 - 250.000 đồng/tạ, giảm 4 - 5 lần so với trước khiến nhiều nông dân điêu đứng.

Hết dừa khô, khoai lang, thương lái Trung Quốc chuyển qua mua tôm. Tại Bạc Liêu thương lái Trung Quốc đi thu mua tôm nguyên liệu mà không cần phải đồng đều về kích cỡ. Còn tại Cà Mau hàng chục thương lái tổ chức thu mua cua. Theo tìm hiểu của đất Việt, thời gian qua, tại các địa phương miền Trung như: đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên - Huế… cũng đều có sự xuất hiện các thương lái người Trung Quốc trực tiếp đi thu mua hải sản như tôm, cua, cá, mực,… của ngư dân địa phương. Sau đó, các thương lái này thuê nhân công tại chỗ sơ chế rồi gom hàng, vận chuyển sang Trung Quốc để tiêu thụ. Hầu hết các thương lái người Trung Quốc đều mua hải sản của ngư dân với giá rất cao so với thương lái địa phương (thưọng cao hơn 5.000 - 10.000 đồng/kg), nên nhiều ngư dân bán hải sản cho thương lái Trung Quốc. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, hầu hết các thương lái người Trung Quốc này "một đi không trở lại", khiến cho giá hầu hết các mặt hàng hải sản bị rớt giá, ngư dân lo lắng và nhiều "đầu nậu" người địa phương ôm nợ.

Một đi không trở lại

Thủ đoạn của các thương lái Trung Quốc là núp bóng du lịch để thu mua nông sản. Họ thuê các kho vựa để chứa hàng rồi nhọ thương lái trong nước đi mua nông sản. Tuy nhiên, họ không mở tài khoản thanh toán hay thư tín dụng, nên khi họ bọ đi, các thương lái trong nước sẽ gánh chịu hậu quả.

Nhiều thương lái, chủ vựa nông sản cho biết lúc đầu thương lái Trung Quốc trả tiền rất đàng hoàng, chi hoa hồng cao… cho thương lái địa phương để tìm được nhiều mối làm ăn. Khi đã quen mặt, họ bắt đầu rút vốn. Trong khi thương lái trong nước phải bọ tiền mua nông sản, thương lái Trung Quốc lại trả theo hình thức gối đầu, sau đó chậm trả rồi… trốn mất. 

Theo ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bình Tân, thương lái Trung Quốc tọ ra rất khôn khéo. thời điểm giá khoai lang lên đến hơn 1 triệu đồng/tạ, họ chỉ mua với số lượng vài trăm tấn. đến khi giá rớt thê thảm họ lại thu mua ồ ạt với số lượng lớn. Không những người trồng khoai lỗ nặng, mà các chủ vựa khoai tại Vĩnh Long còn bị thương lái Trung Quốc quọµt nợ với số tiền hàng tọ· đồng vì không có hợp đồng mua bán. Điều đáng quan tâm, nhiều người đặt câu họi, những thương lái Trung Quốc chỉ đến Việt Nam thu mua hàng hóa hay làm nhiều loạn thị trường. Bên cạnh đó, họ còn mục đích gì khác ngoài việc kinh doanh?

 

đua nhau bán hải sản cho thương lái Trung Quốc

thời gian qua, ở các xã ven biển của huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) như Nghĩa An, Nghĩa Phú xuất hiện các thương lái người Trung Quốc trực tiếp đi thu mua hải sản như tôm, cua, cá, mực,… của ngư dân địa phương. Sau đó, họ thuê nhân công tại chỗ sơ chế rồi gom hàng, vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. Các thương lái người Trung Quốc ra giá mua hải sản của ngư dân cao hơn so với thương lái địa phương, thưọng dao động khoảng 5.000 đồng/kg, nên nhiều ngư dân bán hải sản cho thương lái Trung Quốc. Một số thương lái địa phương cũng đi thu mua hải sản sau đó bán lại cho những người Trung Quốc này.

Ông đỗ Ngọc Tây, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, cho biết, tại địa phương hiện có người Trung Quốc thu mua mực khô. Trong khi đó, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND xã, cho biết có 2 người Trung Quốc chuyên thu mua hải sản từ 3 năm nay. Do họ thu mua theo hình thức di động nên không thể thu thuế được. (Minh Như).

DatViet

Ý kiến bạn đọc

NHÀ NƯỊC CẦN CÓ NHọ®NG BIọ†N PHÁP QUẢN LÝ đọI VỊI THƯÆ NG NHÂN NGƯọœI TRUNG QUọC đáº¾N VIọ†T NAM THU MUA CÁC LOẠI HÀNG HÓA NÔNG SẢN THủY HẢI SẢN.
Trong thời gian vừa qua thương nhân Trung quốc sang Việt nam đến các khu vực nông thôn thu mua các loại nông sản, hải sản với số lượng rất lớn cũng tạo điều kiện cho người nông dân tiêu thụ được sản phẩm nông sản hàng hóa được sản xuất ra . Tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều thương nhân Trung quốc lợi dụng lòng tin của người nông dân bằng những thủ đoạn, lúc lúc đầu thu mua với giá cao thanh toán tiền sòng phẳng, sau đó được Nông dân tin tưởng cho ứng trước hàng hóa trả tiền sau rồi bọ về nước chiếm đoạt luôn , có nhiều hộ nông dân bị lừa tiền mất tật mang số tiền lên đến từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tọ· đồng không biết kêu ai, đây là sự thiệt hại rất lớn đối với người nông dân.Nhưng không có một cơ quan tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị xâm hại. Có những trường hợp thương nhân Trung quốc năm này đến thu mua một loại sản phẩm hàng hóa nông sản với giá thu mua cao, người nông dân thấy như vậy năm sau trồng loại sản phẩm này dịên tích và sản lượng vượt trội, nhưng không thấy thương nhân Trung quốc quay lại để thu mua, cuối cùng người nông dân không tiêu thụ hết sản phẩm đã sản xuất ra bị thiệt hại rất lớn. đây chính là những bài học rất thắm thía, đề nghị các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước có chức năng cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước tiên các địa phương phải nắm chắc các thương nhân Trung quốc đến thu mua hàng hóa trên địa bàn có được cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thu mua hàng nông sản hoặc hải sản hay không? Gíây tọ tùy thân như hộ chiếu, giấy thông hành đã được làm thủ tục nhập cảnh chưa? thời hạn được ở lại Việt nam? Tiếp đến Các cơ quan chuyên môn như ngành nông nghiệp cần phải làm tốt công tác quy hoạch đối với đất nông nghiệp, khuyến cáo hướng dẫn người nông dân nên trồng loại cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, không nên chạy theo thị hiếu tùy tiện ồ ạt trồng các loại cây không theo quy hoạch , hậu quả người nông dân phải gánh chịu. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,547
  • Tổng lượt truy cập41,126,350
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây