Theo GS-TSKH Vladimir Kolotov (đHTHQG St.Petersburg, Nga), phân tích những yêu sách hiện nay của Trung Quốc (TQ) ở biển đông có thể nhận thấy TQ có xu hướng ngày càng tăng cưọng áp lực tại khu vực. Điều này chỉ bất lợi cho TQ. Sự thể hiện của một số quốc gia ASEAN cũng cho thấy TQ càng đơn phương kiểm soát biển đông càng tạo nên phản ứng mạnh từ khu vực đồng thời giúp cho Mỹ gia tăng ảnh hưởng.
GS Kolotov cho rằng, hiện khu vực đông Nam à đang trở thành nơi mà các cưọng quốc, đặc biệt là Mỹ và TQ, đều muốn tăng ảnh hưởng. "Những tác động của ván cọ này sẽ có ảnh hưởng và giá trị chiến lược không chỉ cho khu vực mà còn cho cả thế giới". Tuy nhiên, VN từng có kinh nghiệm trong việc này và cũng nổi tiếng vì có truyền thống bảo vệ chủ quyền của mình đến cùng trước mỗi cuộc ngoại xâm.
|
GS đỗ Tiến Sâm (Viện Nghiên cứu TQ) nhận định nguy cơ tiềm ẩn mất ổn định ở biển đông sẽ làm gián đoạn hợp tác kinh tế vịnh Bắc bộ mở rộng theo sáng kiến của TQ. Nội hàm của khái niệm "mở rộng" trong hợp tác kinh tế vịnh Bắc bộ mở rộng thực chất là biển đông. Vì vậy hợp tác này chỉ được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả mong muốn khi khu vực này duy trì được cục diện hòa bình và ổn định. Tuy nhiên việc TQ tiến hành các hoạt động gây hấn nhằm khẳng định trên thực tế "đường lưỡi bò" đã và đang làm gia tăng nguy cơ gây mất ổn định ở biển đông.
Tất cả các nước ASEAN đều có quyền lợi
Theo PGS-TSKH Trần Khánh (Viện Nghiên cứu đông Nam Ã), mặc dù chỉ có 4 quốc gia ASEAN là VN, Philippines, Malaysia và Brunei có tranh chấp trực tiếp tại biển đông nhưng các quốc gia khác trong ASEAN đều có quyền lợi trong vấn đề này. Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia là những nước chia sẻ lợi ích to lớn cả về kinh tế và chiến lược, nhất là trong tự do thương mại và an ninh quốc phòng. Ngay với Myanmar - quốc gia không nằm trên bọ biển đông thì đây cũng là con đường thông thương hàng hải thuận lợi nhất cho nước này trong phát triển quan hệ kinh tế. Tương tự, Lào cũng sẽ có những lợi ích lớn trong sử dụng lợi thế chiến lược của biển đông.
|
Tranh chấp biển đông leo thang không chỉ làm đe dọa lợi ích các quốc gia ASEAN tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này mà còn làm xấu đi môi trường hợp tác và phát triển, đặc biệt là quan hệ của ASEAN với các nước thành viên, với các đối tác bên ngoài mà trước hết là TQ. Các quốc gia ASEAN, nhất là các nước có liên quan trực tiếp dù không muốn cũng phải gia tăng chi phí cho quốc phòng. Vì vậy làm tổn hại đến đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời làm gia tăng nghi ngọ, lo ngại về an ninh do xu hướng chạy đua vũ trang tăng lên.
PGS Khánh phân tích, sự tham gia của ASEAN và hòa giải mâu thuẫn ngăn ngừa xung đột ở biển đông cùng lúc đạt được 2 mục đích: góp phần quan trọng hiện thực hóa Cộng đồng chính trị an ninh ASEAN (APSC) và tránh cho ASEAN và các nước thành viên rơi vào vòng xoáy của cạnh tranh địa chính trị của các nước lớn, duy trì vai trò trung tâm của mình trong một cấu trúc khu vực mới đang định hình. Góp phần củng cố môi trường hợp tác và an ninh khu vực, trong đó chủ quyền quốc gia - dân tộc của các quốc gia thành viên ASEAN được tôn trọng.
Theo ông, mặc dù đã có những nỗ lực không mệt mọi trong việc định chế hóa về vấn đề biển đông nhưng hiện nay ASEAN đang đứng trước những thách thức mới trong đàm phán hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử trên biển đông (COC). "Do vậy, hơn lúc nào hết ASEAN cần đồng thuận để từ đó có những quyết sách và hành động chính trị hợp thời thúc đẩy COC. Có như vậy ASEAN mới có lý do để tồn tại và phát triển", ông Khánh khẳng định.
TQ sẽ gặp nhiều khó khăn với đường lưỡi bò Phân tích về yêu sách chủ quyền đường chữ U chín đoạn (đường lưỡi bò) của TQ, GS Erik Franckx (đH Vrije, Bỉ) khẳng định yêu sách này không có cơ sở pháp lý nào và TQ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn với vấn đề này. Theo GS Erik Franckx, mặc dù đường lưỡi bò được TQ cho là đã có từ những năm 40 nhưng thực tế cho đến ngày 7.5.2009 bản đồ đường chữ U này chưa từng được TQ chính thức công bố ra quốc tế. "Trong suốt một thời gian dài hầu như không có quốc gia nào biết đến tấm bản đồ đường chín đoạn đó và điều này cũng có nghĩa là trước thời điểm 2009, đường lưỡi bò chưa từng tồn tại", GS Erik khẳng định. "đứng trên góc độ luật pháp quốc tế sẽ là điều bất khả khi một quốc gia tuyên bố và chứng minh chủ quyền của mình chỉ bằng việc đưa ra một bản đồ không có căn cứ. Cách thể hiện đường chữ U đứt đoạn cũng cho thấy có vẻ TQ coi đây là một đường biên giới chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, nếu là như vậy cũng là việc chưa từng có thông lệ và đi ngược luật pháp quốc tế. Một đường biên giới phải có sự công nhận của hai hoặc nhiều phía chứ không thể có chuyện một quốc gia đơn phương vẽ ra đường biên giới đó được", GS Erik phân tích. |
Không thể giải quyết bằng vũ lực Khi có bất ổn, đấu tranh chính trị ngoại giao là cách cơ bản. Nên tránh giải quyết bằng vũ lực. Từ cuộc chiến tranh thế giới lần 2 tới giọ, trong lịch sử có nhiều sự kiện lịch sử cho thấy việc áp dụng biện pháp đơn phương là con đường dẫn vào bế tắc lâu dài, sẽ gây thiệt hại cho các bên. Tất nhiên bây giọ TQ là nền kinh tế thứ hai trên thế giới và quốc gia nào được coi là cưọng quốc thì phải có vùng ảnh hưởng. Vấn đề là các nước vừa và nhọ trong vùng có chịu ảnh hưởng tuyệt đối như thế không? Kết quả hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa rồi cho thấy không phải nước nào cũng chịu áp lực đó. GS-TSKH Vladimir Kolotov (đHTHQG St.Petersburg, Nga) Kiều Trinh (ghi) |
Ng.Phong