Bộ Tài chính sẽ đề xuất giải pháp thuế, tài chính cụ thể để cứu các DN |
Trao đổi với PV Infonet bên lề hội thảo Thách thức kinh tế tài chính toàn cầu năm 2012 được tổ chức sáng 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ đánh giá, suy giảm kinh tế khiến DN đang rất khó khăn. Bộ Tài chính sẽ có cảnh báo và đưa ra giải pháp cụ thể để giải cứu DN.
Dẫn số liệu của nền kinh tế trong quý I/2012, Bộ trưởng Vương đình Huệ cho biết, kinh tế vĩ mô quý I/2012 tương đối ổn định. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng CPI quý I/2012 chỉ tăng 2,55% so với tháng 12 năm 2011, riêng chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,05%, trong đó CPI của Hà Nội thậm chí còn tăng trưởng âm.
Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho tăng 35% so với cùng kỳ, sức mua giảm , vốn thực hiện FDI và ODA đều giảm so với năm trước, tình hình sản xuất kinh doanh của DN, đặc biệt là DN vừa và nhọ rất khó khăn. Lãi suất tuy đã hạ nhưng vẫn còn cao, khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn rất khó khăn. "Kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu của sự suy giảm, cần giải pháp kịp thời về chính sách tiền tệ - tài khóa để gỡ khó cho DN" - Bộ trưởng Huệ đánh giá.
"Tôi vừa có cuộc khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của DN tại thành phố Hồ Chí Minh, đúng là DN đang khó khăn thật sự. Bộ Tài chính sẽ họp, tổng hợp ý kiến đánh giá từ nghiên cứu của nhóm tư vấn, chuyên gia, cũng như thực trạng DN tại một số địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) để đề xuất giải pháp cụ thể, nhất là về mặt tài chính", người đứng đầu Bộ Tài chính nói.
Bộ trưởng Huệ cũng cho biết, ngoài giãn thuế, khả năng giảm tiếp thuế VAT cho DN cũng là một trong những giải pháp về thuế, tài chính mà Bộ đang nghiên cứu, cân nhắc và đề xuất với Chính phủ.
trường Giang
à kiến bạn đọc
MINH TRÃ (10:44 - 24/04/2012)
SỊM CÓ GIẢI PHÃP Vọ€ TÀI CHÃNH đọ‚ Cọ¨U DOANH NGHIọ†P
Bộ Tài chính đang cân nhắc các giải pháp về tài chính, thuế trong đó có việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) để giải cứu doanh nghiệp (DN) trước tình cảnh khó khăn hiện nay. Hiện nay hàng chục ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv… , một số doanh nghiệp phải trốn ra khơi địa phương như ở Thanh hóa, có doanh nghiệp có ý định phải bán thương hiệu của mình ra nước ngòai để có tiền giải quyết thanh tóan nợ nần như ở Đăknông và rất nhiều trường hợp khác. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm , đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Tuy nhiên đối với Ngân hàng nhà nước vẫn có quan điểm không có gì phải vội. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồn để tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý. đa phần đều thống nhất quan điểm trên, tuy nhiên chỉ riêng Ngân hàng nhà nước không đồng tình quan điểm này, cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp , như vậy không biết đến lúc nào mới thích hợp ? Có lẽ đến lúc tất cả các doanh nghiệp trong cả nước không còn họat động nữa mới thích hợp ? Vì lý do NHNN đưa ra chưa áp dụng trần lãi suất đối với doanh nghiệp thật sự không thuyết phục người dân kể cả các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm. Dư luận đặt câu họi một số ngân hàng thương mại có phải là sân sau của một số cán bộ lãnh đạo NHNN, nên không muốn ủng hộ áp dụng trần lãi suất cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp đang chọ sự quyết định đúng đắn của NHNN. đối với Bộ Tài chính vừa qua cũng có động thái tích cực kéo dài thời gian cho các doanh nghiệp nộp thuế , đây cũng được coi là khọan tín dụng thuế áp dụng cho các doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp. Việc Bộ tài chính đang cân nhắc các giải pháp về tài chính , đề xuất giảm 50% thuế VAT để cứu doanh nghiệp, thì cũng cần phân lọai các doanh nghiệp thực sự khó khăn chứ không thể áp dụng đại trà là không phù hợp, vì hiện nay trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) thua lỗ kéo dài thì vẫn có một số DN khác sống khọe và chi trả cổ tức khá cao... cụ thể Công ty CP cơ khí và khoáng sản Hà Giang (HGM) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2011 với tọ· lệ 50% và chuẩn bị thanh toán cổ tức đợt 2.2011 thêm 30% nữa. Mức chia cổ tức tổng cộng đến 80% này có thể được xem là dẫn đầu trong số các DN đang niêm yết trên 2 sàn chứng khoán. Kém hơn một chút nhưng cũng ở mức "khủng" là Công ty CP CNG Việt Nam (CNG) với mức chia cổ tức năm 2011 là 70%, trong đó 60% được trả bằng tiền mặt và 10% trả bằng cổ phiếu. Tương tự, Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh (GIL) chia cổ tức bằng tiền mặt với tọ· lệ 60%; Công ty CP công viên nước đầm Sen (DSN) chia 52%... Một số DN khác trả cổ tức ở mức 30 - 40%/năm. đó là những tín hiệu tích cực trong tình hình kinh tế năm qua khá nhiều khó khăn. Nhìn chung, những DN trả cổ tức ở hàng "top" kể trên đều có kết quả kinh doanh khá, tọ· suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cao và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt trên 8.000 đồng trở lên. Thông tin cổ tức cao đã được các cổ đông đón nhận khá phấn khởi. Nhọ đó, giá cổ phiếu của các công ty này ổn định cả trong những thời điểm thị trường suy giảm. Bộ Tài chính có các giải pháp tài chính sớm triển khai thực hiện, để kịp thời cứu các doanh nghiệp đang thực sự khó khăn hiện nay. MINH TRÃ
Nguồn tin: infonet.vn