Trong Nghị định 71/2012/Nđ-CP, cùng với quy định xử phạt các chủ phương tiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán, quy định xử phạt các trường hợp không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông đối với ô tô từ 6 - 10 triệu đồng và xe máy 800 - 1,2 triệu.
Trước ý kiến thắc mắc của nhiều người dân về việc khi tham gia giao thông nếu không mang theo giấy chứng nhận đã nộp phí bảo trì đường bộ thì có bị phạt theo Nghị định 71 hay không, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Mạnh Cưọng (Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
|
Luật sư Chu Mạnh Cưọng - đoàn Luật sư TP. Hà Nội |
Luật chưa quy định, CSGT không có quyền họi
Ông Cưọng phân tích: "Theo quy định tại điều 58 Luật giao thông đường bộ, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tọ sau: "đăng ký xe; giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định tại điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại điều 55 của Luật này; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới".
Căn cứ theo quy định trên, chúng ta có thể hiểu khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện chỉ bắt buộc phải mang theo những loại giấy tọ đã được quy định như trên, tương ứng với từng loại phương tiện".
LS. Cưọng lấy ví dụ: "đối với xe ô tô cần phải có đăng ký xe, bằng lái, đăng kiểm, Bảo hiểm. đối với xe máy cần có đăng ký xe, bằng lái, Bảo hiểm. Về nguyên tắc, khi bị kiểm tra, người điều khiển phương tiện chỉ phải xuất trình những loại giấy tọ trên là đủ. Các cơ quan chức năng không có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện phải xuất trình thêm các giấy tọ nào khác liên quan đến phương tiện (trừ khi việc kiểm tra liên quan đến hàng hóa vận chuyển trên phương tiện)".
Ông Cưọng nói tiếp: "Về nguyên tắc, khi cảnh sát giao thông kiểm tra, xử phạt phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, không được phép tùy tiện yêu cầu các loại giấy tọ không có trong quy định. Ví dụ: Khi kiểm tra giấy tọ xe thì phải căn cứ vào điều 55 Luật giao thông đường bộ (đăng ký, bằng lái, đăng kiểm, Bảo hiểm). Khi người điều khiển không có đủ các loại giấy tọ trên thì có thể bị xử phạt. Căn cứ xử phạt vì không mang theo các loại giấy tọ theo quy định đã được quy định rõ tại các điều khoản tương ứng trong nghị định 34/2010/Nđ-CP (được sửa đổi, bổ sung bằng nghị định 71/2012/Nđ-CP).
|
(Ảnh minh họa) |
Căn cứ các quy định của pháp luật cũng như nguyên tắc xử phạt, chúng ta thấy rằng khi Luật giao thông đường bộ chưa có quy định về việc bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo các giấy tọ chứng minh việc nộp phí bảo trì đường bộ, Nghị định số 71/2012/Nđ-CP chưa quy định xử phạt đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện giao thông không có nghĩa vụ phải mang theo loại giấy tọ này khi điều khiển phương tiện. Cảnh sát giao thông cũng không được quyền họi về loại giấy tọ này và không có quyền xử phạt nếu người điều khiển phương tiện không có các giấy tọ này".
"Cần rà soát lại Nghị định 71/2012/Nđ-CP"
Về vấn đề Nghị định 71/2012/Nđ-CP gây một số lo lắng trong dư luận trong những ngày vừa qua, Luật sư Cưọng cho rằng: "Trong thời gian vừa qua, sau khi có một số bài báo, quan điểm của một số cán bộ, cơ quan chức năng liên quan đến việc xử phạt theo nghị định 71/2012/Nđ-CP, đặc biệt là việc xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định, đã gây xôn xao, bức xúc trong dư luận, khiến nhiều người dân hiểu nhầm rằng "điều khiển xe không chính chủ tham gia giao thông là vi phạm và sẽ bị phạt".
Tuy nhiên, sau phản ứng của người dân, các cơ quan chức năng đã giải giải thích rõ ràng, cụ thể là Nghị định 71/2012/Nđ-CP không quy định "xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông không chính chủ" mà là "xử phạt chủ phương tiện về hành vi không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật". Do không tổ chức tuyên truyền, giải thích nên đã làm cho không những nhiều người dân hiểu sai mà nhiều cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng cũng hiểu chưa đúng, dẫn đến có những quyết định xử phạt, giải thích chưa đúng.
Qua sự việc trên, chúng ta thấy rằng những nội dung quy định trong Nghị định 71/2012/Nđ-CP không phải là mới, thậm chí có những quy định đã có từ rất lâu, nay chỉ đưa vào thực hiện nghiêm minh hơn, vậy mà còn có những cách hiểu sai đáng tiếc như vậy. Qua đó chúng ta thấy công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật đối không chỉ đối với người dân mà cả đối với các cán bộ, cơ quan chức năng là rất cần thiết và quan trọng. Trong thời gian vừa qua, dưọng như chúng ta đã coi nhẹ công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật mà quá tập trung vào việc ban hành các quy định pháp luật, thực hiện việc xử phạt".
Trước việc có ý kiến cá nhân cho rằng nên Chính phủ nên "xem lại" Nghị định 71 vừa có hiệu lực pháp luật cách đây hơn 1 tuần, LS. Cưọng chia sẻ: "Sau khi 71/2012/Nđ-CP có hiệu lực, rất nhiều bài báo, quan điểm liên quan đến chủ đề "điều khiển xe máy không chính chủ là vi phạm và sẽ bị xử phạt" đã khiến dư luận xôn xao, bức xúc. Tuy nhiên sau đó, khi các cơ quan có thẩm quyền đã công khai giải thích lại chính xác là: Nghị định số 71/2012/Nđ-CP không quy định việc xử phạt hành vi "Điều khiển phương tiện không chính chủ" mà là "Xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu theo quy định" thì người dân đã hiểu đúng được nội dung của điều luật.
Nghị định 71/2012/Nđ-CP, bản thân nó không có lỗi gì. đa số các quy định của Nghị định là cần thiết. Điều quan trọng là các nhà làm luật, các cơ quan thi hành pháp luật cần rà soát lại xem có quy định nào trong Nghị định chưa phù hợp, cần phải được sửa đổi, đảm bảo được tính hợp lý và khả thi của Nghị định.
Sau sự kiện "hiểu sai" vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng cần phải xem xét lại quy định cho phép cảnh sát giao thông xử phạt đối với hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định của pháp luật" (Điều 33 Nghị định 71/2012/Nđ-CP) bởi vì quy định này thiếu tính khả thi, vì lý do sau đây:
Khi kiểm tra người điều khiển phương tiện giao thông, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển xuất trình: đăng ký xe, bằng lái, đăng kiểm, Bảo hiểm vì những loại giấy tọ này đã được quy định trong Luật giao thông đường bộ. Khi người điều khiển thiếu các loại giấy tọ trên thì CSGT có quyền xử phạt theo các điều khoản đã được quy định tại Nghị định 71/2012/Nđ-CP.
Pháp luật không quy định người điều khiển phương tiện phải chính chủ, không cấm việc mượn, thuê phương tiện. Vậy trong trường hợp người điều khiển xe không chính chủ, nếu họ có giấy đăng ký xe hợp pháp (mặc dù mang tên người khác) có đầy đủ các giấy tọ khác theo quy định thì CSGT không có quyền bắt người điều khiển phương tiện phải chứng minh việc mượn, thuê xe (Vì pháp luật không cho phép CSGT được tự ý truy họi những giấy tọ ngoài những loại giấy tọ đã được quy định trong Luật giao thông đường bộ)
Trên thực tế, chính CSGT cũng đã bày tọ quan điểm là việc xác định xe không chính chủ rất phức tạp, nếu người điều khiển không tự nhận thì rất khó chứng minh. Còn nếu cố tình buộc họ phải chứng minh thì thiếu căn cứ pháp lý, rất dễ bị các đối tượng tiêu cực lợi dụng để sách nhiễu người dân, có thể gây ra bất ổn trong xã hội …
Qua đó thấy rằng Nghị định 71/2012/Nđ-CP trao cho CSGT nhiệm vụ xử phạt hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" nhưng lại thiếu cơ chế, căn cứ pháp lý để thực hiện. Vậy có cần sửa đổi điều khoản này hay không? Nếu muốn giữ nguyên điều khoản này thì phải sửa đổi các quy định liên quan để CSGT có căn cứ pháp luật để thực hiện".