"Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt", ông Tuấn viết.
Trẻ vùng cao chọ từng bữa cơm có thịt. Nhà chức trách thì đi vắng liên tục. Ảnh: Lao động
Kể từ đó, dự án "Cơm có thịt cho học sinh vùng cao" được ông Tuấn và hàng ngàn độc giả theo đuổi.
Do đó họ đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện "Cơm có thịt" gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5-2012.
"Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc họi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.
Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được. Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẻ không thích cái tên quỹ "Cơm có thịt", ông Tuấn trần tình.
"Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần họi. Nghị định 30/2012/Nđ-CP ngày 12-4-2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày", ông Tuấn trăn trở.
Từ bài viết "Hôm nay lên Suối Giàng", đăng ngày 18-10-2011 trên blog của ông Trần đăng Tuấn, dự án "Cơm có thịt" đã được lập ra để giúp trẻ em các trường mầm non vùng cao không phải triền miên ăn những bữa cơm chỉ với muối và canh loãng.
Theo thống kê, đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.
"Tôi viết thư ngọ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ "Cơm có thịt". Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần. Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm". - Trần đăng Tuấn |
PV
Nguồn tin: nguoiduatin