Các lĩnh vực bị thất thu thuế lớn trong năm 2011

Thứ bảy - 03/03/2012 19:52 1.474 0
Ngành Thuế cần tập trung thanh tra chống thất thu ở 6 lĩnh vực trọng điểm liên quan tới vấn đề chuyển giá, hàng biên mậu, các nguồn thu từ sử dụng đất, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế và thuế giá trị gia tăng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính đỗ Hoàng Anh Tuấn
đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tài chính đỗ Hoàng Anh Tuấn đã nhấn mạnh tại hội nghị chuyên đề về chống thất thu và nợ đọng thuế do Tổng cục Thuế tổ chức ngày 1/3 tại Hà Nội.
 
Theo ông đỗ Hoàng Anh Tuấn, để làm tốt được nhiệm vụ trên, ngành Thuế cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng.
 
Hiện nay, ngành Thuế đã chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp, vì vậy, cán bộ thuế cần nâng cao trách nhiệm, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp kê khai cho đúng. Từ nội dung kê khai này, tìm ra những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro kịp thời thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng. 
 
Với một năm kinh doanh khó khăn như 2011, nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi thua lỗ, bao gồm cả những "đại gia" trong các ngành nghề mà báo cáo của Tổng cục Thuế cũng phải "điểm mặt chỉ tên".
 
Chẳng hạn, tình trạng "đóng băng" ở thị trường bất động sản đã khiến Hoàng Anh Gia Lai phải nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng.
 
Hay như những doanh nghiệp có số nợ hàng chục tỉ đồng, nhưng thời gian nợ lại kéo dài như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - Công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, công ty Cavico xây dựng cầu hầm, CTCP Bia và nước giải khát Phú Yên, CTCP tập đoàn Thành Công…
 
Phía cơ quan thuế nhà nước ghi nhận, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nằm ở những yếu tố khách quan, do sức tiêu thụ hàng hóa chậm, ngân hàng thắt chặt cho vay nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt chậm để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh.
 
Việc thanh toán tiền hàng trong giao dịch mua bán giữa các bên cũng bị kéo dài, mục đích cũng nhằm chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế.
 
Số tiền thuế nợ của đối tượng này theo đánh giá của Tổng cục chiếm 72,3% tổng số nợ thuế, trong đó trên 90 ngày chiếm 63,3%. Dù vậy, cơ quan chức năng vẫn cho rằng "số nợ này còn có khả năng thu hồi được".
 
Theo báo cáo của ngành Thuế hiện, tổng nợ thuế đang chiếm tọ· trọng 6,9% trên toàn bộ tổng thu NSNN năm 2011. Nợ thuế năm 2011 tiếp tục tăng 29,5%. Trong đó, nợ chọ xử lý năm 2011 tăng 7,7% so với năm 2010; nợ có khả năng thu tăng 33,3%. Một số địa phương có số nợ thuế năm 2011 tăng trên 50% so với năm 2010 như: An Giang, Bắc Ninh, Bình Phước, Cao Bằng, Lào Cai, Tây Ninh….
 
Nhiều đại biểu cho rằng trong công tác thanh tra, kiểm tra thu hồi nợ thuế của năm 2011còn tồn tai nhiều vấn đề. Như việc phối hợp với các cấp, các ngành về trao đổi thông tin, thanh tra các doanh nghiệp về vấn đề: chuyển giá, lỗ nhiều năm; kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua chính sách thương mại của dân cư biên giới còn nhiều bất cập, sơ hở. 
 
Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu thông tin về người nộp thuế phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra chưa được cập nhập đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra, ngành Thuế cũng chưa có nhiều phần mềm chuyên biệt nên đã áp dụng kỹ thuật rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế của toàn ngành. 
 
PV (Tổng hợp)
Ý kiến của bạn:

 
GIẢI PHÁP Xọ¬ LÝ Nọ¢ đọŒNG THUẾ VÀ CHọNG THẤT THU THUẾ
Những năm qua vấn đề nợ đọng thuế của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh liên tục gia tăng , mặc dù chính quyền địa phương các cấp và ngành thuế đã tích cực có nhiều biện pháp tích cực nhưng cũng chưa chuyển biến . Bộ tài chính chỉ đạo phấn đấu nợ tồn đọng thuế cuối năm chỉ dưới 5% , nhưng thực tế các địa phương đều nợ thuế tồn đọng trên 10% , cá biệt có địa phương hơn 50% nợ thuế tồn đọng. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan , về mặt khách quan do chế độ chính sách nộp thuế các đối tượng nộp thuế được kéo dài đến 90 ngày , nếu quá thời gian đó ngành thuế mới áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý . Trong thời gian này các đối tượng nộp thuế chỉ nộp tiền phạt thuế do nộp chậm , số tiền nộp phạt chậm quá thấp so với mức lãi vay ngân hàng hiện nay của các ngân hàng , do vậy không doanh nghiệp , hộ kinh doanh nào lại đi vay ngân hàng để nộp thuế với mức lãi suất cho vay quá cao như hiện nay. Về mặt chủ quan có nhiều doanh nghiệp , hộ kinh doanh làm ăn có tinh thần trách nhiệm , đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định, tuy nhiên có doanh nghiệp , hộ kinh doanh cố tình trốn thuế , khi biết đến thời điểm ngành thuế sẽ áp dụng các biện pháp hành chính thì các đơn vị này đã tẩu tán tài sản , nơi kinh doanh chỉ là nơi thuê mặt bằng để kinh doanh , nơi ngân hàng đăng ký tài khoản thì không còn số dư . Cuối cùng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra để xử lý , nhưng không xử lý được do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm , vì các tổ chức này chỉ nợ thuế chứ không phải trốn thuế . Còn các lãnh vực thất thu thuế tập trung 6 lãnh vực mà ngành thuế đang chỉ đạo tăng cưọng thanh tra , nhất là tình trạng chuyển giá hiện nay của các đơn vị liên doanh nước ngoài , qua thanh tra phát hiện truy thu thuế lên đến hàng ngàn tọ· đồng, ngoài ra việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu cũng là vấn đề báo động , vì có nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ khống để hoàn thuế giá trị gia tăng nhiều vụ đã có đến hàng trăm tọ· đồng. để khắc phục các vấn đề nêu trên cần phải nghiêm khắc xử lý các hành vi cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người tham gia kinh doanh , đối các nước trên thế giới vấn đề trốn thuế là tội rất nặng, được điều chỉnh trong bộ luật hình sự. đề nghị nên có hướng dẫn quy định thời gian cụ thể yêu cầu phải có nghĩa vụ nộp thuế , nếu quá thời gian các đối tượng phải nộp thuế mà không nộp thì coi như tội trốn thuế phải xử lý theo bộ luật hình sự. Còn vấn đề chống thất thu 6 lãnh vực đã nêu , nhà nước yêu cầu các đơn vị này hàng năm phải có thẩm định kiểm tra của các tổ chức kiểm toán trong hoặc ngoài nước do đơn vị tự thuê và báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cho ngành thuế quản lý. Bên cạnh đó các tổ chức thanh tra nhà nước hoặc chuyên ngành tăng cưọng công tác thanh tra giám sát các đơn vị nào có dấu hiệu hoạt động tài chính không lành mạnh. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, hy vọng những năm tới tình hình nợ đọng thuế và thất thu thuế sẽ giảm.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại71,065
  • Tổng lượt truy cập41,251,666
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây