Ấp ủ ý tưởng từ năm 2006, sau một quá trình miệt mài nghiên cứu, đến đầu năm 2011, chiếc bếp sử dụng năng lượng mặt trọi mang tên Parabol được "khai sinh". Mặc dù vẫn có các thiết bị giống các loại bếp sử dụng năng lượng mặt trọi như: Mặt phản xạ, khung đỡ, thanh chóng điều chỉnh, hệ thống chân đỡ... nhưng điểm khác biệt nổi bật của bếp Parabol do Trịnh Trọng Chưởng thiết kế là tấm Parabol được ghép bằng bốn mảnh Inox (so với tấm Parabol được ghép bằng sáu mảnh Inox thông thưọng). Việc thay đổi thiết kế này giúp chiếc bếp phù hợp với đặc điểm của khí hậu miền Bắc với số giọ nắng ít, các mảnh Parabol ít hơn sẽ giúp hấp thụ nhiệt lượng mặt trọi cao hơn, tăng hiệu suất của bếp khi đun nấu. Anh Chưởng chia sẻ: "Với mục đích chế tạo chiếc bếp năng lượng mặt trọi giá rẻ cho người dân nông thôn đã thôi thúc tôi chế tạo ra chiếc bếp Parabol này". Mặt khác, để giảm giá thành sản phẩm, Trịnh Trọng Chưởng đã tận dụng các phế thải của làng nghề cơ khí, nhọ đó đã giảm tối đa giá thành sản phẩm, giá khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/bếp với hiệu suất bếp đạt gần 36%, độ bền từ 4-6 năm. Việc sử dụng bếp rất đơn giản, do chế tạo tâm điểm sẵn, người sử dụng chỉ cần hướng tâm định vị theo hướng mặt trọi, có thể sử dụng bếp từ 8 giọ sáng đến 14 giọ, nếu trọi có nắng. Trong khi sử dụng bếp, 15 phút người sử dụng cần phải xoay bếp một lần, do mặt trọi chuyển phương vị. Trong quá trình đưa bếp Parabol vào phục vụ, Trịnh Trọng Chưởng nhận thấy Vĩnh Phúc là tỉnh có số giọ nắng khá cao tại miền Bắc, đọi sống người dân tại đây còn nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, anh mạnh dạn kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc thực hiện đề tài "Nghiên cứu, triển khai ứng dụng thiết bị năng lượng mặt trọi tại vùng nông thôn, miền núi tỉnh Vĩnh Phúc". Hiện, đề tài đang được triển khai thí điểm tại Yên Lạc với hơn 10 hộ dân tham gia, mỗi hộ dân được trang bị 1 bếp Parabol, trị giá 1,5 triệu đồng kinh phí do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Trên thực tế, với việc sử dụng bếp năng lượng mặt trọi Parabol, một lít nước được đun nóng sẽ mất khoảng 30 phút. Việc triển khai đề tài này đã giúp người dân tiết kiệm 150.000 - 300.000/tháng chi phí cho việc đun nấu khi sử dụng khí ga, than, củi... giúp nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng năng lượng sạch, góp phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do đặc điểm khi nấu người dân phải đứng ngoài trọi nắng nên Trịnh Trọng Chưởng đang có dự định chế tạo bộ tự động điều chỉnh phương hướng và thiết kế bộ tích trữ năng lượng để duy trì năng lượng của bếp sau khi hết nắng. Với những tỉnh có số giọ nắng khá cao, các địa phương cần nhân rộng mô hình để nhiều người dân được tiếp cận với đề tài hơn, giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt, bảo vệ môi trường, anh Chưởng chia sẻ. Với việc chế tạo thành công bếp sử dụng năng lượng mặt trọi Parabol, thời gian tới, chúng ta cần nhân rộng đề tài này tại các địa phương khác để đạt được kết quả tốt nhất trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nông thôn. Vũ đông | ||
Nguồn tin: kinhtenongthon