Cần đổi mới phương pháp dạy học

Thứ tư - 25/07/2012 07:38 1.881 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Sự "thiếu lửa" ở thầy cô giáo đã góp phần "tiếp tay" cho sự lười biếng, ọ· lại của học sinh.

Dù đã được đề cập nhiều nhưng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vẫn là tâm điểm "nóng" của ngành giáo dục nước ta. Vấn đề này chiếm khá nhiều thời gian của các cuộc họp hành, tập huấn, song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ. Một lỗ hổng" trong việc vận dụng phương pháp mới là thầy giáo chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu cơ bản của bài học, cho nên nếu áp dụng phương pháp mới, tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh hào hứng tham gia sôi nổi, nhưng nội dung bài học không nắm vững thì rốt cuộc phương pháp mới chưa phát huy được tác dụng.

Giáo viên cần chú ý hơn đến phương pháp dạy học để học sinh hứng thú với bài giảng. Ảnh minh họa

Theo phản ánh của học sinh, một số thầy cô chưa tạo ra được sự hưng phấn cho người học, khiến trò không hào hứng với việc phát biểu xây dựng bài. Một kinh nghiệm cho thấy, một giọ dạy thành công phải là giọ dạy nhận được nhiều ý kiến phát biểu của học sinh, nhất là trong giai đoạn mà toàn ngành đang thực hiện  cuộc vận động "hai không", "đoạn tuyệt với đọc chép" và chủ trương "lấy học sinh làm trung tâm".

Bên cạnh đó, một số học sinh chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phát biểu; một số khác do lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; số khác nữa, mặc dù biết nhưng sợ trả lời sai thì ngại, xấu hổ với thầy cô, với bạn bè, nhất là bạn khác giới. Thậm chí các em còn cho rằng, lên THPT bản thân các em lớn rồi nên phát biều nhiều sẽ ngượng.

Cùng đó, một số giọ dạy, một số thầy cô chưa thu hút được học sinh. Những hạn chế về năng lực, phương pháp, nghệ thuật giảng dạy và cả độ nhiệt tình, "thiếu lửa" ở thầy cô giáo cũng đã góp phần "tiếp tay" cho sự lười biếng, ọ· lại của các cô tú cậu tú. Và thực tế, việc chưa khích lệ được tính tự giác xây dựng bài của học sinh do năng lực của nhà giáo đã tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa thầy và tro. Khoảng cách này sẽ không thể rút ngắn khi chính thầy cô không biết khắc phục sữa chữa, luôn yêu cầu ở trò quá cao.

đặc biệt, ấn tượng không tốt của một số thầy cô trong quan hệ thầy - trò cũng ảnh hưởng đến sự hợp tác phát biểu. Thực tế, trong hàng triệu thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy không phải thầy cô nào cũng chiếm được cảm tình của các em như nhau. Một số thầy cô vì những lý do khác nhau nên ít chiếm được cảm tình của người học và đương nhiên, hậu quả là học sinh ít hợp tác, lười phát biểu.

Mặt khác, việc phân chia thời khóa biểu cũng phải chú ý vì các em cho rằng, việc sắp xếp thời khóa biểu trong một buổi học nên tránh sự gặp gỡ giao thoa của các môn tự nhiên hoặc các môn xã hội, bởi nó tạo ra sự mệt mọi, nhàm chán, căng thẳng cho người học. Mặt khác, tạo điều kiện cho các em tính chủ động, sáng tạo; tư duy có điều kiện phát triển, từng bước tham gia rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho người học, góp phần đào tạo ra thế hệ người lao động có chất lượng, chủ động hơn trong cuộc sống sau này.

Theo đánh giá của chuyên gia ngành giáo dục, muốn nước ta hội nhập vào nền văn minh của thế giới thì giáo dục phải đi trước một bước. Cho nên, ta cần vận dụng những phương dạy học tiên tiến của các nước đi trước.

Tuy nhiên, muốn áp dụng thành công phương pháp dạy học mới, điều cần quan tâm trước hết là trình độ vận dụng của giáo viên cũng như khả năng thích ứng của học sinh; ngoài ra còn phải xem xét phương tiện dạy và học có đáp ứng yêu cầu đổi mới hay không? đấy chính là những yếu tố quyết định thành công (hay thất bại) của việc đổi mới phương pháp dạy và học. Chúng ta cũng không nên đồng loạt áp dụng phương pháp mới đối mọi trường học, lớp học mà phải cân nhắc tùy theo tình hình thực tế của mỗi trường, mỗi lớp.

P.V
 

Ý kiến bạn đọc
 

  • Minh Trí (24-07-2012 | 16:17 )

    Ba mươi năm chương trình học vẫn thực nghiệm đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở, có lẽ không ai thể ngọ được , không lý nào ngành giáo dục Việt nam trong 30 năm với một lực lượng đội ngũ trí thức hùng hậu mà không chọn được trong số đó để biên soạn hoàn chỉnh bộ sách giáo khoa cấp tiểu học, trung học phổ thông,mà chỉ sử dụng chương trình thực nghiệm. Ai cũng trãi qua các cấp học phổ thông , nhưng một điều kỳ lạ người học trước nhưng không thể nào hướng dẫn dạy lại cho người học sau được , các lớp cao hơn như trung học phổ thông trở lên không nói, nhưng chỉ cấp tiểu học phụ huynh hướng dẫn làm bài tập cho các em kết quả cô giáo chấm không đúng, phụ huynh cũng không hiểu tại sao ? Do vậy phụ huynh phải cho các em học thêm ! Bộ sách giáo khoa những năm qua liên tục được cải cách thay đổi bổ sung nhưng kết quả không mong đợi. Qua cải cách trọng lượng bộ sách ngày càng nặng hơn, chữ càng nhiều hơn, tội cho các em nhọ phải mang bộ sách nặng trên vai các em vượt hơn trọng lượng cơ thể của mình. Không biết chương trình giáo khoa cải cách như thế nào, nhưng thực tế phải kéo dài thời gian học hơn thời gian học như trước đây, bây giọ bước vào đầu năm học, phải học trước 2 tuần khoảng 15/8 trước ngày khai giảng như Bộ giáo dục đào tạo đã quy định ngày 05 tháng 09 hàng năm, thì mới học hết chương trình theo bộ giáo khoa mới, cách nói của ngành giáo dục học trước để giảm tải không thể chấp nhận được. đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo, nếu chương trình thực nghiệm trong thời gian vừa qua được đánh giá có kết quả tốt, thì sớm hệ thống thành bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh để tất cả các trường tiểu học trong cả nước có cùng một chương trình dạy cho các em giống nhau, tránh xãy ra phụ huynh phải chen nhau, xô đẩy để mua hồ sơ cho các cháu đi học không còn gì là văn hóa nữa , như trường hợp ở trường PTCS thực nghiệm tại Hà nội vừa qua. đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông Bộ giáo dục cũng cần sớm hoàn thiện bộ sách giáo khoa cho các cấp học này, làm thế nào chương trình sách giáo khoa súc tích đầy đủ ngắn gọn hơn, các em học sinh không phải học trước để giảm tải, ngày khai giảng tựu trường đều đúng ngày 05 tháng 09 hàng năm, được tổ chức đồng loạt trong cả nước. Như vậy ngày khai giảng mới có ý nghĩa, không phải học trước khai giảng sau như mấy năm vừa qua.

 

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại74,664
  • Tổng lượt truy cập41,255,265
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây