Cần siết chặt đầu tư công như thế nào để phát triển ổn định nền kinh tế

Thứ năm - 10/05/2012 13:51 1.393 0
Một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên cần phải đầu tư cái gì, lĩnh vực nào là cần thiết để tạo điều kiện động lực cho nền kinh tế phát triển, cần thận trọng để quyết định đầu tư nhất là việc sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, WB vv…làm thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, tăng được nguồn thu cho ngân sách để có nguồn để hoàn trả vốn vay với nước ngoài như đã cam kết.
 
Nếu nghiên cứu ở các nước trên thế giới như Thái lan, Hàn quốc, Trung quốc … thì Nhà nước ưu tiên cho lĩnh vực giao thông là hàng đầu trong đó đường bộ rồi đến đường thủy, đường hàng không, đường sắt. Tiếp đến đầu tư cho lĩnh vực năng lượng điện, các công trình thủy lợi. đối với các công trình phục vụ cho xã hội cần ưu tiên cho các công trình  trường học,  bệnh viện.

Qua tìm hiểu ở các nước, nhất là các công trình giao thông thì phải nói là chất lượng rất tốt, chúng ta chứng kiến như tại thủ đô Bangkok bị ngập nước hơn 1 tháng , nhưng sau khi nước rút công trình giao thông không bị ảnh hưởng hư họng gì, các phương tiện giao thông vẫn hoạt động bình thưọng, do vậy vừa qua Thành phố Hồ chí Minh đã cử một đoàn sang thủ đô Băngkok để học tập kinh nghiệm. Hoặc tại đất nước Hàn quốc  nhà nước tập trung đầu tư 5 tuyến đường bộ cao tốc từ thủ đô seoul  về các tỉnh, thành phố như  đường quốc lộ như nước ta, các tuyến đường này  đã đầu tư trên 30 năm, 40 năm  rồi, nhưng đến nay chất lượng còn rất tốt, chính những con đường cao tốc này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước Hàn quốc. 

ọž nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém , như  tuyến đường quốc lộ  mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước  thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ thành phố Hồ chí Minh đến Buôn ma thuột chỉ có khoảng cách 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 2 giọ là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 9 giọ, đây là sự lãng phí trong xã hội.

Tại Hội thảo "Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước" tổ chức ngày 3-5, TSKH Võ đại Lược, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng: Các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh quá lớn do đó dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn. TS KH Võ đại lược đã đưa ra ví vụ điển hình như: "đại công trường Hà Giang". Hà Giang là một tỉnh vùng cao, biên giới với hầu hết các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhưng 5 năm qua đã đầu tư công vượt khả năng ngân sách cấp mình, buộc ngân sách trung ương phải hổ trợ.

Tuy nhiên không thể lấy điển hình chỉ một tỉnh Hà giang thì kết luận các tỉnh khác đều như vậy là không chuẩn xác, chúng ta đều biết theo luật ngân sách địa phương các tỉnh phải tự cân đối thu chi ngân sách, nếu thiếu ngân sách trung ương mới hổ trợ cho ngân sách địa phương, các danh mục đầu tư đều phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp mình có nghị quyết mới triển khai thực hiện, việc chi tiêu theo dự toán được kho bạc nhà nước kiểm tra kiểm soát chi. Cấp tỉnh không có quyền vay ngân sách từ nước ngoài để chi tiêu cho ngân sách cấp mình. Các địa phương chỉ thực hiện các danh mục đầu tư đầu tư đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương phê duyệt từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, WB, ODA vv…

Qua xem xét thực tế đầu tư công sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài chủ yếu các Bộ ngành trung ương, như Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương, Bộ giáo dục vv…Do vậy việc siết chặt đầu tư công, đầu tư công có hiệu quả từ nguồn vay nước nước thì đây là trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương. Trong tình hình hiện nay, nhà nước cần thiết phải giảm chi tiêu đầu tư công, nhưng cần phải xem xét nên chi cái gì và giảm chi cái gì, trước tiên phải kiên quyết không nên mua sắm những tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết như xe ô tô trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.

Tập trung nguồn kinh phí đầu tư dứt điểm các công trìnhđang dỡ dang như các công trình bệnh viện , trường học thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, nếu không tiếp tục đầu tư công trình sẽ bị xuống cấp sẽ mau hư họng lãng phí. Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giao thông nhất là các tuyến đường quốc lộ , sớm nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 1a, quốc lộ 14, quốc lộ 51…Quan điểm đầu tư tập trung vốn làm đoạn nào dứt điểm đoạn đó, chú trọng đến chất lượng công trình, nếu phát hiện công trình nào thi công kém chất lượng phải kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với đơn vị thi công và Ban quản lý dự án, cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để gây ra hậu quả lãng phí tiền của nhà nước quá lớn.

Minh Trí
 

Ý kiến bạn đọc

Làn sóng bọ của chạy lấy người
đầu tư công phi lý kém hiệu quả mà vẫn tiếp tục ưu ái thì tại sao DN & người dân phải chịu trận?! Hiện nay có tình trạng rất nguy hiểm với h/thống NH, đó là 2 năm nay các DN tư nhân lớn đã bọ của, và vài tháng gần đây là làn sóng DNNVV. Không trả lãi trả gốc gì cả. Vì sao? Quá mất niềm tin...
Hoa Lan
Phạt nặng. Nâng thời hạn bảo hành.
Cứ nâng thời hạn bảo hành công trình lên 10 năm thì sẽ hạn chế rất nhiều gian dối. Còn nếu giám sát độc lập mà phát hiện rút ruột sai sót thì đền gấp hàng chục lần cho tất cả cho phí liên quan. Nặng chuyển sang hình sự.
Dân Trí

 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay839
  • Tháng hiện tại61,995
  • Tổng lượt truy cập41,346,195
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây