Cần tập trung sức mạnh quốc gia tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ hai - 16/04/2012 21:53 1.428 0
Chúng ta phải tập trung sức mạnh kinh tế quốc gia để "cứu" doanh nghiệp của mình đang trong tình trạng cần phải giải cứu khọi sự đình đốn sản xuất, tạm ngừng kinh doanh và bên bọ phá sản. Vì nội lực của nền kinh tế là "sức khọe" và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống các doanh nghiệp chứ không chỉ phụ thuộc vào một nhóm doanh nghiệp nào ?

 

Vì sao  các DN phá sản tăng từ hiện tại đến tương lai ?

 

Thực chất từ lâu đã có những hồi chuông cảnh báo của  các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế về một bức tranh của nền kinh tế  nước ta trong đó vấn đề hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang "yếu dần đều". Số DN giải thể, phá sản gia tăng vì tình trạng đình đốn sản xuất  đã ngày một "lộ thiên" có lẽ vì càng hoạt động càng ra sức kinh doanh càng thua lỗ vì cứ việc "còng lưng" thêm một chút nữa đi để mà trả nợ  lãi vay cho ngân hàng, thực tế không ở đâu trên thế giới này có mức lãi suất cho vay cao như thế, nên chăng để phản ánh bức tranh về các doanh nghiệp cần được bổ xung một  thực trạng về họ  khu vực doanh nghiệp đang phải chịu gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính ngày một lớn do lãi suất cho vay quá cao. Mức lãi suất cho các doanh nghiệt vay bình quân của Việt Nam đang cao hơn các đối thủ cạnh tranh của mình ở một số nước trong khu vực - từ 2 đến 4 lần. 
Không biết có phép nhiệm màu nào không để "hô biến" sức khọe tài chính và tài kinh doanh của các doanh nghiệp Việt cũng có sức mạnh "thần đồng" để hơn các đối thủ của minh sao tương xứng từ 2- đến 4 lần không ? Có lẽ chỉ có  trong giấc  "mơ ảo" về tất cả mọi thứ từ quá khứ, hiện tại và tương lai về phát triển của nền kinh tế.

Thứ nhất vấn đề lãi suât vay quá cao đã  là một gánh nặng quá lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm và trên đôi vai vốn dĩ rất "gầy yếu" của các doanh nghiệp Việt Nam. Sức khọe và tài chính thì yếu như vậy mà lại phải gánh những chiếc "đòn",đôi quang gánh "đặc thù" riêng có của hệ thống kinh doanh tiền tệ tại Việt Nam nặng gấp 2- đến 4 lần như vậy liệu sức ấy chịu được bao lâu nữa thì tới thời điểm nghẹt thở, tự sát hay phá sản, cụ thể trong báo cáo trình bày tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân, do ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học Xã hội và VCCI tổ chức ngày 8-9/4 cũng thể hiện rõ rồi.

 

 

Thứ hai chi phí tài chính cao như vậy đã làm suy giảm lợi nhuận và khả năng hồi phục của khu vực doanh nghiệp. Vì một đặc trưng rất Việt Nam và rất nổi bật của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng dựa mạnh vào vốn,mà vốn lại là đi vay cho nên "tăng trưởng là tăng nợ ",mà  mặt khác các doanh nghiệp VN có phương pháp hoạt động, kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng. Phương thức hoạt động rất không chủ động vốn đi mượn, vay  do vậy cũng rất bị động và nhiều rủi ro với các tác động trực tiếp của vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh của nền kinh tế thị trường đặc biệt là khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay.

Thứ ba với tình trạng nguy hiểm này, đã chứa đựng rồi đi đến khẳng định, trên thực tế sẽ tình trạng,số lượng doanh nghiệp bị phá sản và đóng cửa đang tăng lên theo cấp số nhân. Vấn đề này đã phản ánh sức khọe của doanh nghiệp vốn đã yếu thì sẽ  tiếp tục giảm sút; khả năng cầm cự với lãi suất cao không còn và kéo theo là phá sản nếu với đà giảm lãi suất cho vay  rất chậm hiện nay.

Thứ tư ta cần nhìn nhận thấy tại sao tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay luôn trong tình trạng âm. Vì đây thực sự là thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề lạm phát và tình trạng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã bị suy giảm mạnh về tài chính và không còn khả năng phục hồi sức khọe sau một thời gian dài nền kinh tế khó khăn để kinh doanh nữa vì tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng, làm cho doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng nữa và vay với lãi suất quá cao như hiện nay cũng chẳng để làm gì càng vay càng hoạt động càng thua lỗ. Trong khi đó, các ngân hàng lại phải thận trọng hơn trong hoạt động cho vay và chính các ngân hàng cũng sẽ bị đình đốn trong hoạt động kinh doanh vì chức năng cơ bản, nguồn thu chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là hoạt động tín dụng đây cũng là "điểm yếu" của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Thứ năm vấn đề sức khọe doanh nghiệp bị giảm sút trầm trọng, dẫn đến số lượng doanh nghiệp phá sản hay đóng cửa tăng nhanh. Và đáng lo ngại hơn là tình trạng 100% các doanh nghiệp đang phải cắt giảm công suất hoạt động với mức độ cắt giảm ngày càng tăng. đây mới đích thực là vấn đề nhừng khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Theo logic kinh tế cho phép xác nhận tình trạng "thật sự gay go" mà khu vực doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào đó là tất cả bên bọ vực phá sản.

Thứ sáu nhìn thấy tình trạng gia tăng số lượng doanh nghiệp phá sản, đóng cửa hay giảm công suất hoạt động là sẽ dẫn đến mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012 vừa được Quốc hội thông qua (6-6,5%) trở nên rất khó khăn và rất ảo . Số lao động thất nghiệp, mất việc hay thiếu việc làm tăng mạnh. Yếu tố này tiềm tàng làm giảm sút lòng tin xã hội vào triển vọng của nền kinh tế và gây bất ổn kinh tế - xã hội.

Thứ bảy đây là kết cục của vòng xoáy (lạm phát cao song hành với tăng trưởng đình đốn) - nguy cơ đáng lo ngại nhất đối với mọi chu trình tăng trưởng kinh tế ở mọi quốc gia. Mặc dù Việt Nam đã được cảnh báo từ nhiều năm nay và hiện vòng xoáy này đang cản trở và kìm hãm mạnh mẽ quá trình phục hồi ổn định và tăng trưởng kinh tế của nước ta.

 

Các phương án tháo gỡ còn không ?

 

đâu là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN hiện nay?

Thứ nhất cần "phá vòng luẩn quẩn" đình - lạm nhằm tái lập ổn định vĩ mô và phục hồi tăng trưởng của Việt Nam không dừng lại chủ yếu ở nhiệm vụ "kiềm chế lạm phát" mà phải bổ sung một  cơ cấu chính sách phần quan trọng cụ thể với mức độ ưu tiên ngày càng cao. đó là nhiệm vụ chống đình đốn kinh tế, tập trung sức để "cứu" khu vực doanh nghiệp thoát khọi nguy cơ bị phá sản, đóng cửa, ngưng hoạt động và thu hẹp kinh doanh.

Thứ hai: Nhà nước và doanh nghiệp cùng thực hiện một phương án cùng công khai minh bạch về tình hình sức khọe và tài chính của mình vì các chuyên gia kinh tế nhận xét, đứng trước nguy cơ lạm phát và đình đốn của nền kinh tế với những bất ổn tiềm ẩn, thì dư địa chính sách (cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) của Việt Nam rất hạn chế. Mà chính chúng ta không biết bệnh của ta cứ đi vào vòng xoáy "vòng vo" không hiệu quả? Như vậy để giải quyết mối nguy này, kinh tế Việt Nam đang đứng trước hai mâu thuẫn lớn như đã làm đó là:

-để kiểm soát lạm phát, tăng trưởng tín dụng và cung tiền cần phải giữ ở mức thấp, nghĩa là tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, nền kinh tế bị đình trệ, thị trường tài sản (bất động sản, chứng khoán) sụt giảm, nợ xấu tăng cao do đó làm gia tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng "ngân hàng sẽ không còn khách"

Mặc dù trần lãi suất huy động tuy đã giảm xuống 12% song lãi suất cho vay vẫn còn cao và chưa thể giảm ngay xuống mức thấp 10%, trong khi lạm phát đã có xu hướng giảm nhanh. Muốn giải quyết nghịch lý này, hạ mặt bằng lãi suất cao để thúc đẩy sản xuất và cầu tiêu dùng thì lại phải giải quyết vấn đề thanh khoản và có thể phải nới rộng cung tiền và tín dụng. Điều này sẽ gây sức ép lên lạm phát vốn luôn sẵn sàng bùng phát trở lại.

Nhưng chúng ta nhìn thấy vấn đề lãi biên hiện nay ở các ngân hàng đang áp dụng là không thể chấp nhận được mà cần phải có chính sách quy định hợp lý về vấn đề "lãi biên" khi các ngân hàng áp dụng phải duy trì được từ 2-2,5% năm thôi  nếu  chưa xử lý được vấn đề thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng như nợ xấu nói riêng và nền tảng vĩ mô nói chung. Mà  lãi suất  cho vay vẫn quá cao lại ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư của khu vực tư nhân cũng như ảnh hưởng tới mục tiêu cải thiện cấu trúc đầu tư của Chính phủ nhằm giảm đầu tư từ khu vực nhà nước và tăng đầu tư tư nhân.

Thứ ba: Trong bối cảnh tăng trưởng GDP dự báo giảm và dư địa chính sách bị thu hẹp đáng kể, các chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2012 có tính chất đặc biệt khó khăn. Muốn vượt qua nó thành công, chắc chắn phải dùng đến các giải pháp đặc biệt, phải có tư duy đột phá mạnh.

Như cần áp dụng các biện pháp theo cấp độ ưu tiên, thực tiễn nhiều năm cho thấy để đưa nền kinh tế thoát ra khơi tình trạng khó khăn hiện nay (thực tế vẫn đang trong xu hướng khó khăn hơn), không thể không ưu tiên cho nhiệm vụ tái cơ cấu Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội. đây phải là hai mục tiêu - nhiệm vụ ưu tiên cao nhất.

Tương ứng, mục tiêu tăng trưởng đương nhiên không phải là mục tiêu ưu tiên - nhưng không phải là "không ưu tiên" ở cấp độ "thông thưọng" như mấy năm nay mà phải là "không ưu tiên" với lập trường kiên định.

để làm được điều này, trong năm 2012, cần gạt bọ triệt để căn bệnh "nghiện" thành tích tốc độ tăng trưởng. Chính phủ và cả hệ thống chính trị cần coi trọng hơn hệ thống đánh giá năng lực và thưởng phạt căn cứ vào thành tích chống lạm phát và khôi phục lòng tin.

Trước hết phải bắt tay ngay vào hành động tái cơ cấu thực sự ba lĩnh vực ưu tiên (đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại, khu vực doanh nghiệp nhà nước). Ngoài ra,còn phải tiến hành cải cách hệ thống lương trong khu vực nhà nước ở mức sớm nhất có thể; khẩn trương cải cách hệ thống ngân sách; đẩy mạnh việc thay đổi Luật đất đai...

Thứ tư: Nhà nước cần tập trung sức mạnh kinh tế quốc gia để "cứu" doanh nghiệp, trong đó, đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ giải cứu doanh nghiệp khọi tình trạng đình đốn sản xuất - kinh doanh. Giúp các doanh nghiệp thoat hiểm để khôi phục sản xuất kinh doanh đặc biệt là phải hạ ngay lãi suất cho vay chứ không theo lộ trình mỗi quý giảm 1% đầu vào còn đầu ra thì cứ "từ từ" hay là vẫn y nguyên là sẽ không cứu được doanh nghiệp mà còn gây ra những kỳ vọng không phù hợp về lãi suất và làm méo mó, chệch mục tiêu của chính sách tài khóa.

Thứ 5: Chính phủ Phải có chính sách tài khóa với các nội dung cụ thể: giảm thuế doanh nghiệp từ mức 25% xuống 20%, miễn hoặc giảm đáng kể các loại thuế khác (ví dụ các loại thuế nhập khẩu) thay vì "hoãn nộp thuế"; tránh không áp dụng tùy tiện các loại phí, gây ra tình trạng "loạn phí", ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin xã hội, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Làm chệch mục tiêu chính sách là cứu doanh nghiệp trên nền tảng kiềm chế lạm phát.

Vì hiện nay chính các doanh nghiệp cũng cần hiểu mình và cần sự hỗ trợ cấp cứu của chính sách nhà nước. Sau khi hưởng quyền rồi các doanh nghiệp phục hồi thì sự cần nghĩ đến nghĩa vụ với nhà nước đồng thời sự ổn đinh và phát triển  của doanh nghiệp cũng là sự ổn định và phồn thịnh của nền kinh tế và đất nước. Quyền và nghĩa vụ luôn cần được bảo đảm và song hành của các chủ thể trong các Văn bản pháp quy.
MaiHuy

Ý kiến bạn đọc

SỊM CÓ LIọ€U THUọC đọ‚ Cọ¨U NHIọ€U DOANH NGHIọ†P đANG HẤP HÔI

Hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp nợ nần chồng chất không có khả năng trả nợ vay ngân hàng, không thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, do vậy dẫn đến tình hình sản xuất bị đình trệ, công nhân không có việc làm . đây là việc rất hệ trọng tác động đến đọi sống sinh hoạt của nhiều đối tượng trong xã hội , đòi họi các ngành các cấp sớm có giải pháp để khắc phục , sớm đưa các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bình thưọng, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù vừa qua ngân hàng có động thái tích cực hạ tọ· lệ tiền huy động tiết kiệm dưới 12% , tuy nhiên tiền vay chưa có thể đến tay các doanh nghiệp. để có thể thực hiện được Ngân hàng nhà nước phải quy định mức trần cho vay đối với các doanh nghiệp, nếu như hiện nay các doanh nghiệp tự thọa thuận mức % vay với ngân hàng , thì việc ngân hàng hạ lãi suất huy động tiền tiết kiệm không có ý nghĩa, việc hạ lãi suất này chỉ có lợi cho các ngân hàng thương mại. Nếu được ngân hàng nhà nước quy định mức trần lãi suất vay cho các doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho phép khoanh nợ số tiền vay của các doanh nghiệp trước đây , và cho các doanh nghiệp được vay với mức trần quy định. đề nghị Bộ tài chính sớm xem xét các doanh nghiệp, hiện nay đang nợ ngân hàng kể cả nợ thuế phân loại doanh nghiệp để có thể miễn, giảm tiền thuế phải nộp; đối với các doanh nghiệp thực sự khó khăn, có thể hổ trợ một phần từ ngân sách nhà nước trả nợ vay ngân hàng phần chênh lệch mức vay so với mức trần. đối với các doanh nghiệp thi công xây dựng, cầu đường , hiện nay có nhiều đơn vị bị phá sản vì phải vay ngân hàng để thi công , khối lượng đã thực hiện được công trình còn dỡ dang , không được các chủ đầu tư thanh toán. để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có công ăn việc làm, đề nghị nhà nước ưu tiên nguồn vốn để bố trí thanh toán phần nợ khối lượng và bố trí vốn để công trình này hoàn thành sớm đưa vào sử dụng chống lãng phí. Cụ thể như các công trình bệnh viện, trường học được bố trí từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ vv…đang thực hiện các địa phương, tỉnh, huyện ,từ khi thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ năm 2011 đến nay, đã không còn bố trí vốn để đầu tư nữa , các công trình này đang dỡ dang nếu để quá lâu công trình sẽ xuống cấp , đây là việc hết sức lãng phí , không biết các bộ ban ngành có biết không ? Nếu các doanh nghiệp xây dựng cơ bản hoạt động trở lại, chính là góp phần tiêu thụ được các sản phẩm từ các nhà máy xi ment, sắt thép hiện nay đang tồn đọng ở các nhà máy.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: doanh nghiệp
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay5,871
  • Tháng hiện tại57,241
  • Tổng lượt truy cập41,125,044
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây