đất ở Đăk Drông chỗ nào cũng trồng được đậu bởi đa phần là đất đọ Bazan màu mỡ. Khu vực rẫy thuộc các thôn 14, 15, 16 và Bon U Sơ Ron được bà con gọi đùa là‘’Vương quốc’’ của đậu phộng, bởi rẫy ở đây người ta không trồng bất kỳ loại cây gì khác ngoài đậu phộng và xen canh một ít bắp lai. Nếu vào khu vực này sau cơn mưa đầu mùa mươi bữa, nhìn khu rẫy thẳng cánh cò bay như được trải một tấm màn nhung xanh phủ kín. Với đất đọ BaZan cây đậu phộng sống và tươi tốt được ở tất cả mọi chỗ từ đỉnh đồi đến triền dốc, thậm trí cây đậu phộng cũng xanh rì ngay dưới chân những tảng đá lớn…
Các hộ dân sống cạnh trục đường đi xã Đăk Wil cho biết: Với đất đọ thì đậu phộng được coi là ‘’làm chơi ăn thật’’, hàng năm cứ vào đầu mùa khô bà con đã ra rẫy xạc cho sạch cọ để tránh hạt già rụng xuống phát tán trên diện rộng. Cuối tháng 11 thì cày phơi đất, qua tháng 2 thì băm đất cho tơi, cách tiết Cốc vũ một tuần thì tra hạt đón mưa. Mưa xuống chỉ mươi ngày là đậu đã mọc xanh rọn, lúc đó có thể bón thêm phân lân cho cây chắc khoẻ, sau đó làm cọ vài đợt là đợi thu chứ không cần nhiều công chăm bón.
Theo lời anh Nguyễn Văn Chí, người có tới 3 ha đất ở khu vực này, thì hàng năm anh thưọng trồng 2 vụ đậu phộng, mỗi vụ đều có sản lượng 5 tấn/ ha (10 tấn/năm). đậu phộng tươi thưọng giữ giá từ 8.000 đến 12.000 đồng/kg, bằng khoảng 100 triệu đồng, chi phí các khoản khoảng 20 triệu, nên mỗi năm mỗi héc ta lãi trên dưới 80 triệu đồng/năm. Như vậy với 3 ha, mỗi năm anh Chí thu lãi hơn 200 triệu đồng. Anh cho biết thêm:
-Nhưng nhà nông cũng phải nhận định thời tiết cho khá chính xác, nếu đầu mùa trọi mưa nhiều thì chắc chắn hạn sẽ đến sớm thì vụ 2 không trồng đậu phộng mà đi trồng đậu nành, vì đậu nành ngắn ngày hơn và khi trái mẩy rồi thì không cần mưa nữa cũng được thu hoạch sản lượng khá, còn đậu phộng khi cây ‘’xuống ủ’’ (mới hình thành củ) mà thiếu nước thì hột chẳng ra gì.
Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Đăk Drông, kể:
Nắm được ưu thế về thổ nhưỡng ở địa phương, nên ngay từ 10 năm trước chúng tôi đã quy hoạch hẳn vùng chuyên canh đậu phộng bằng cách vận động nông dân tận dụng hết tiềm năng của đất để phát triển giống nông sản được coi là thế mạnh nhất trong vùng. Vì vậy mà trong vòng 4 năm xã đã nâng diện tích trồng đậu phộng từ 600 ha (năm 2001) lên 1.500 ha (năm 2004). Sản lượng bình quân hàng năm lấy vụ một bù vụ hai, cứ làm tròn con số 10 tấn /ha/năm, thì mỗi năm cũng thu hoạch trên dưới 15.000 tấn đậu phộng tươi.
Thôn 9, thôn 10 xã Đăk Drông là ‘’Thiên đường’’ của đậu xanh, bà con nông dân cho biết ‘’trồng đậu xanh, tốn nhiều công hơn đậu phộng khá nhiều vì phải hái làm 3-4 đợt và chỉ cho năng suất trên dưới 1,3 tấn hột khô/ ha/vụ, nhân với 2 vụ bằng khoảng 2,5 tấn/ha/ năm, ước được 50 triệu đồng, không kinh tế bằng đậu phộng nhưng do đất ‘’pha’’ không trồng được đậu phộng. Tuy thu nhập thấp hơn nhưng mỗi vụ đậu xanh đều có thể trồng xen canh bắp lai, sản lượng bắp thu được trang trải vừa đủ cho việc đầu tư phân bón, công thu đậu’’. đất ở các thôn 15, 20 được cho là ‘’xấu’’ hơn, hầu hết nông dân trồng một vụ đậu xanh và vụ hai trồng đậu nành, nhọ có kinh nghiệm và áp dụng tiến độ khoa học - kỹ thuật vào gieo trồng mà tất cả các loại đậu đều đạt năng suất hơn hẳn những địa phương khác trong huyện.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư đảng uọ· xã Đăk Drông quả quyết:
-Nhọ đậu mà chỉ trong vòng 6 năm qua, như các anh thấy đấy, địa phương chúng tôi đã đổi thay từng ngày. đặc biệt là xã đã giảm nghèo từ 23% năm 2004 xuống 7% của năm 2010. Bình quân toàn xã cứ 100 nhà xây khang trang thì đã có tới 70 nhà giàu có lên nhọ trồng đậu! Trong những năm tới đây, địa phương tiếp tục vận động nông dân các thôn 12, 20 trồng các loại đậu vụ 3, vì 2 thôn này gần hồ có đủ nước tưới.