đến thăm trang trại nuôi cá sấu của gia đình anh Hà Xuân Giới ở thôn Tân Ninh, xã Nam Dong, chúng tôi không khọi bất ngọ về mô hình chăn nuôi khá mới mẽ này trên vùng đất Cư Jút. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, trước đây kinh tế gia đình anh chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp và chăn nuôi heo, gà.v.v. Từ cuối năm 2010, được sự giới thiệu của người quen và tìm hiểu qua Internet, nhận thấy nuôi cá sấu là một nghề mới có nhiều triển vọng, không chỉ bán thịt mà da cá sấu còn là mặt hàng có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường nên anh quyết định đầu tư trên 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại và lặn lội xuống tận Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam bộ mua 20 con giống về nuôi thử nghiệm. đến nay, sau gần 6 tháng đưa vào nuôi, đàn cá sấu của gia đình anh không những phát triển tốt mà còn tăng trọng rất nhanh, trung bình trên 15 kg/con, tăng gấp đôi so với lúc mới mua về. Anh Giới cho biết, cá sấu là loài động vật hoang dã, có đặc tính ăn rất ít, bình thưọng khoảng 3 ngày cá sấu mới ăn 1 lần, vào mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 250C, cá chỉ ngâm mình dưới nước nên ăn ít hơn. Thức ăn cho cá sấu cũng không phải cầu kì, gồm các loại cá nhọ hoặc có thể tận dụng lòng lợn, gà, vịt.v.v. nên chi phí đầu tư thức ăn rất thấp. Trong khi đó, hiện nay trên thị trường, giá bán thịt cá sấu thương phẩm là 200.000đ/kg, nếu chăm sóc tốt trung bình sau từ 1-2 năm nuôi, một con cá sấu có thể đạt trọng lượng từ 30 - 35kg, ngoài bán thịt thì một bộ da cá sấu có giá trị kinh tế rất cao. Vì vậy nghề nuôi cá sấu là một hướng chăn nuôi mới đầy triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Một ưu điểm nữa của mô hình chăn nuôi cá sấu là do đặc tính của động vật hoang dã nên cá sấu rất dễ thích nghi với điều kiện sống địa phương, ít bệnh tật và hầu như người chăn nuôi không tốn nhiều chi phí đầu tư và công chăm sóc nên có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi trong gia đình. Trong khi đó, hiện nay thị trường tiêu thụ cá sấu rất tiềm năng do thịt cá sấu được chế biến thành các món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa thích. Ngoài ra, da cá sấu còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất bóp da, giày dép và một số mặt hàng da cao cấp rất có giá trị. Chính vì vậy, hiện tại gia đình anh Hà Văn Giới đang muốn đầu tư, mở rộng mô hình chăn nuôi cá sấu thành quy mô trang trại để tăng thêm thu nhập cho gia đình; đồng thời, từng bước cung cấp nguồn cá giống cho bà con nông dân ở địa phương. Tuy nhiên, để phát triển rộng mô hình chăn nuôi này, gia đình anh đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là các thủ tục để xin cấp phép chăn nuôi động vật hoang dã.
Có thể nói, nuôi cá sấu là một nghề khá mới mẽ đối với bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nói chung, địa bàn huyện nói riêng. Về hiệu quả kinh tế là điều dễ nhận thấy vì chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công lao động. Cũng theo anh Hà Văn Giới thì hiện nay, ngoài giá trị là đặc sản của thịt cá sấu, trên thị trường hiện nay một bộ da của một con cá sấu trọng lượng khoảng 35 kg sẽ có giá trung bình từ 6 - 8 triệu đồng, sản phẩm đều được các thương lái ở Thành phố Hồ Chí Minh về thu mua. Vì vậy, nếu được cấp phép và phát triển chăn nuôi rộng rãi thì cá sấu là một trong những loại vật nuôi giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
Với những ưu điểm về điều kiện chăn nuôi và mang giá trị kinh tế cao, mô hình nuôi cá sấu đang mở ra một triển vọng với cho ngành chăn nuôi địa phương. Tuy nhiên, đây là mới chỉ là mô hình chăn nuôi tự phát và còn khá mới mẻ. Do đó, bà con nông dân rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn làm thủ tục cấp phép của các cấp, các ngành, góp phần tạo điều kiện cho mô hình chăn nuôi này phát triển đúng hướng, tạo nguồn thu nhập cho gia đình; đồng thời, góp phần bảo tồn các loài động vật hoang dã./.
Tác giả bài viết: Minh Châu