|
Cán bộ Công ty TNHH Một thành viên khai thác Công trình thủy lợi đắk Nông kiểm tra mực nước tại các hồ, đập ở huyện Tuy đức để xây dựng phương án điều tiết nguồn nước tưới hợp lý |
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến giữa tháng 12 này, các địa phương trong tỉnh đã gieo trồng được gần 5.000 ha cây trồng vụ đông xuân các loại, trên tổng số hơn 10.000 ha theo kế hoạch. Ngoài nhiều diện tích cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân cần nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi thì hiện, toàn tỉnh còn hàng nghìn héc ta cây trồng lâu năm như cà phê, hồ tiêu ở các huyện Ãắk Mil, Chư Jút, Krông Nô… cũng cần nước tưới.
Tuy nhiên, theo Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Ãắk Nông, trong số hơn 150 công trình thủy lợi do đơn vị quản lý thì hầu hết mực nước tại các hồ, đập đang giảm xuống nhanh. Tính trung bình, mực nước ở các hồ, đập thủy lợi hiện đã giảm từ 5-10 cm và cá biệt có một số hồ giảm hơn 20cm, so với thời điểm cuối tháng 10. Ãáng chú ý, qua kiểm tra, toàn tỉnh hiện có 22 công trình thủy lợi không đảm bảo nước tưới cho cây trồng đến cuối vụ đông xuân với tổng diện tích hơn 2.500 ha cây trồng, gồm: 819 ha lúa, 1.734 ha cà phê, ca cao, cây công nghiệp dài ngày khác…
Trước nguy cơ nước ở các hồ, đập thủy lợi giảm xuống nhanh thì việc điều tiết, sử dụng nguồn nước tưới hợp lý phải được đặc biệt quan tâm. Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Trung Thơ, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khai thác Công trình thủy lợi Ãắk Nông cho biết: "Sở dĩ các hồ, đập thủy lợi năm nay có mực nước thấp hơn mọi năm là do mùa mưa kết thúc khá sớm, khiến lượng nước ở các sông, suối giảm nhanh chóng.
Theo đó, hiện tại, đơn vị đã tập trung bố trí công nhân, cán bộ kỹ thuật thưọng xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình nguồn nước tại các công trình thủy lợi để điều tiết nước thật chặt chẽ. Ãơn vị cũng đổi mới cách làm đó là đưa lịch tưới nước, đóng mở các công trình thủy lợi được công khai xuống các địa phương. Khi đơn vị quản lý công trình thủy lợi đầu mối xả nưới tưới thì cũng là lúc các địa phương chủ động phân phối nước đến từng thửa ruộng của nông dân…
|
Hệ thống kênh dẫn nước chính ở Công trình thủy lợi đắk Diêr (Chư Jút) được đầu tư hoàn chỉnh, giúp giảm đáng kể lượng nước thất thoát tưới cho cây trồng |
Bên cạnh đó, thời gian qua, công tác gia cố bọ đập, chống rò rỉ nước, cải tạo, nạo vét, xây dựng mới hàng nghìn mét kênh dẫn nước chính để tăng hiệu quả tưới nước từ các công trình thủy lợi với tổng số vốn đầu tư 10 tọ· đồng cũng được thực hiện". Cũng theo ông Thơ, ngoài sự chủ động của đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong công tác điều tiết nguồn nước từ các hồ, đập đến hệ thống kênh chính thì đối với từng địa phương cũng cần tuyên tuyền để người dân chú ý sử dụng nguồn nước tưới hợp lý.
Mặt khác, việc huy động nhân, vật lực ở từng địa phương để nạo vét hệ thống kênh mương nhọ trong nội đồng, khơi thông dòng chảy, trước khi vào cao điểm mùa khô cần được thực hiện sớm. Vì nếu không làm tốt những vấn đề này thì cho dù mực nước ở các hồ, đập thủy lợi có nhiều hơn cũng sẽ không đủ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.
Có thể khẳng định, mặc dù mùa khô năm nay mới bắt đầu đến, nhưng nguy cơ thiếu nước tưới cho hàng nghìn ha cây trồng đã xuất hiện rõ. Và trong khi ngành Nông nghiệp, đơn vị quản lý nguồn nước đã chủ động thông báo lịch gieo trồng và xả nước tưới thì từng xã, huyện cũng phải chủ động quản lý, sử dụng "chắt chiu" nguồn nước này. Vì nếu không bảo vệ, sử dụng nguồn nước hợp lý thì vấn đề thiếu hụt nước tưới, dẫn đến giảm năng suất cây trồng sẽ không còn là nguy cơ nữa mà sẽ sớm trở thành hiện thực.
Bài, ảnh: Công Tính