Chỉ bọ phiếu tín nhiệm khi cần thiết

Thứ năm - 07/06/2012 20:06 1.545 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Có ý kiến cho rằng việc bọ phiếu tín nhiệm phải cẩn trọng như "Thượng phương bảo kiếm" rút ra khơi vọ.

Hôm qua (4/6), Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Một trong những nội dung được quan tâm nhất của đề án là việc Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Người không đủ phiếu tín nhiệm 2 lần liên tiếp sẽ được xem xét miễn nhiệm hoặc từ chức.

Hầu hết các đại biểu QH nhất trí cần thiết phải đổi mới hoạt động bọ phiếu tín nhiệm

Làm đồng loạt sẽ thành hình thức

Theo báo cáo của ủy ban Thưọng vụ QH, do Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày tổng hợp ý kiến thảo luận tổ thì nhiều đBQH nhất trí với sự cần thiết phải đổi mới hoạt động bọ phiếu tín nhiệm và giao ủy ban Thưọng vụ QH quy định cụ thể về quy trình, thủ tục tiến hành. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng đề án chưa nêu rõ quan điểm, mục đích của việc bọ phiếu tín nhiệm; nên cân nhắc việc dùng khái niệm bọ phiếu hay lấy phiếu tín nhiệm.

Cũng theo đại biểu Phan Trung Lý, có ý kiến cho rằng cần cân nhắc kỹ việc tiến hành bọ phiếu định kỳ. Nếu làm vậy có thể dẫn tới mất cán bộ do đại biểu QH không có đủ thông tin để đánh giá một cách toàn diện. Ý kiến khác cho rằng chỉ nên bọ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh "có vấn đề". Qua thảo luận, có ý kiến nhất trí với quy trình bọ phiếu hai lần trước khi xem xét bãi nhiệm. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị chỉ cần bọ phiếu một lần là đủ điều kiện kết luận về tín nhiệm đối với một chức danh. Nếu phiếu tín nhiệm chỉ đạt dưới 50% thì tiến hành bọ phiếu bất tín nhiệm. Khi bọ phiếu bất tín nhiệm, nếu đủ 2/3 đại biểu QH tán thành thì bãi nhiệm chức danh đó.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị để đổi mới thực sự trong quyết định nhân sự, bên cạnh việc bọ phiếu tín nhiệm các chức danh QH bầu, phê chuẩn (đầu ra), cần đổi mới cả đầu vào tức là khi giới thiệu các chức danh QH bầu, phê chuẩn phải có số dư. Theo ông Lý, đại biểu QH yêu cầu việc bọ phiếu tín nhiệm cần công khai, minh bạch. Danh sách lấy phiếu tín nhiệm phải được QH thông qua. ủy ban Thưọng vụ QH cần sớm xây dựng quy chế, trình QH thông qua để có thể thực hiện ngay trong nhiệm kỳ này.

Về việc bọ phiếu tín nhiệm, căn cứ ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo luận tổ, ủy ban Thưọng vụ QH khẳng định việc bọ phiếu tín nhiệm đã được Hiến định và Luật định. Trong dự thảo Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới hoạt động của QH lần này, ủy ban trình QH quyết định chủ trương nhằm xây dựng quy trình cụ thể để thực hiện thẩm quyền nêu trên của QH.

Nhiều đại biểu QH cho rằng, cần phải học học kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tránh  bọ phiếu tín nhiệm đồng loạt sẽ thành bệnh hình thức. Trước đó, ông Vũ Mão- nguyên Chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của QH, nhận định: "Tất cả chức danh lãnh đạo nếu bọ phiếu đồng loạt mà không có trình bày, trao đổi thì khả năng mấy chục vị đều đạt tín nhiệm. Nếu như vậy, làm đến lần 2, 3 sẽ nhàm, bọ phiếu trở nên hình thức".

Ông Vũ Mão cho rằng, bản chất của vấn đề là "bọ phiếu bất tín nhiệm". Người không đủ phiếu tín nhiệm 2 lần liên tiếp sẽ được xem xét miễn nhiệm hoặc từ chức. Liên quan tới nội dung này, có nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến đồng tình bọ phiếu hàng năm, nhưng số đó không nhiều. Có những ý kiến đề xuất là nên bọ phiếu bất tín nhiệm chứ không phải bọ phiếu tín nhiệm. Một số đại biểu cho rằng, bản chất là "bọ phiếu bất tín nhiệm" thì không thể bọ hàng năm. Nếu một chức danh lãnh đạo không có khuyết điểm gì, chẳng nhẽ "cứ đè ra bọ phiếu"?

Chưa từng thực hiện vì thiếu hướng dẫn

Chính từ lý do ấy, một số đại biểu cho rằng, việc bọ phiếu tín nhiệm chỉ nên tiến hành khi "có vấn đề", tại các kỳ họp QH. Có thể giữa năm, có thể cuối năm, chứ không phải tiến hành định kỳ hàng năm.  Khi không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín, để xảy ra sai phạm, dư luận nhân dân và công luận lên tiếng thì phải tiến hành bọ phiếu. "Tôi cho rằng, ngay từ lần bọ phiếu đầu tiên, nếu dưới 50% phiếu tín nhiệm là uy tín của người đó không còn nữa. Lúc đó nên tiến hành các thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm mà không cần đợi đến lần thứ hai", ông Vũ Mão nói.

 Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng: "QH không nên bọ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với các chức danh QH bầu và phê chuẩn. Bọ phiếu tín nhiệm được coi là "thượng phương bảo kiếm", chỉ nên rút ra khi cần thiết". Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại không cho như vậy.

 đã có nhiều câu họi đặt ra về việc vì sao quy định bọ phiếu tín nhiệm đã được nêu trong bản Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), và sau đó được quy định khá chặt chẽ trong Luật Tổ chức QH năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007), Luật Hoạt động giám sát của QH, Luật Kiểm toán Nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa một lần được thực thi, nguyên Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của QH, TS. Vũ đức Khiển, khẳng định: Bọ phiếu tín nhiệm vẫn chưa một lần được thực hiện bởi quy định thì ngặt nghèo nhưng lại thiếu hướng dẫn chi tiết để có thể áp dụng.

Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (đB tỉnh Tây Ninh) cũng đồng tình "xem những đồng chí nào "có vấn đề" thì đưa ra QH thảo luận cho rõ, rồi bọ phiếu tín nhiệm về tư cách đồng chí đó. Điều đó coi như nhắc nhở để phấn đấu làm tốt hơn". Tuy nhiên ông Tuấn Anh  cũng không ủng hộ việc bọ phiếu hàng năm vì "có thể làm thui chột động lực họ, làm tròn vo. đến khi bọ phiếu sẽ không có ý kiến gì cả".

Phó đoàn TP.HCM Võ Thị Dung đề nghị làm khẩn trương, "đến cuối nhiệm kỳ vẫn chưa thực hiện là có lỗi với dân". đB Phan Văn Tưọng (Thái Nguyên) thì hy vọng việc bọ phiếu tín nhiệm sẽ khiến các bộ, ngành nghiêm túc hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được QH giao.

Tại kỳ họp thứ 4 sắp tới, ủy ban Thưọng vụ sẽ trình QH xem xét Quy chế thực hiện việc bọ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn cùng các nội dung cụ thể mà các đại biểu đã kiến nghị.

Ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của QH cho biết:  Chưa có vị lãnh đạo nào phải qua cửa "ải" này

11 năm qua không thực hiện được việc bọ phiếu tín nhiệm. Vì chưa bao giọ 20% đại biểu QH lại cùng có ý kiến đề nghị bọ phiếu tín nhiệm một thành viên nào của Chính phủ và QH. Cũng chưa lần nào, Hội đồng Dân tộc hoặc một ủy ban của QH đề nghị bọ phiếu tín nhiệm. Vì thế không có cơ sở để ủy ban Thưọng vụ trình QH xem xét. Điều đó đồng nghĩa, chưa có vị lãnh đạo nào phải đối diện với cửa ải này. Nếu QH bọ phiếu tín nhiệm mà không đạt trên 50% thì không đủ tín nhiệm, phải thôi chức. Song, việc quản lý cán bộ ở cấp này lại thuộc quyền của Bộ Chính trị. Công tác nhân sự không phải toàn quyền của QH mà còn thuộc quản lý của đảng. Nếu bọ phiếu tín nhiệm không đạt trên 50%, QH cũng không có quyền bãi nhiệm mà các cơ quan đảng phải có ý kiến".

TS. Bùi Thị An (đại biểu Hà Nội): Không đạt tín nhiệm, còn đâu uy tín để làm việc

Việc lấy phiếu tín nhiệm với tất cả các chức danh do Quốc hội bầu là quá rộng. Theo đó, cần phải "thu hẹp" lại, lựa chọn các chức danh gắn với quản lý Nhà nước, nhất là các vị trí nhạy cảm để tiến hành bọ phiếu tín nhiệm. Nếu dự kiến bọ phiếu 2 lần liên tiếp không đạt số tín nhiệm quá bán mới đưa ra xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm lại càng không khả thi. Thực tế, với một Bộ trưởng không đạt quá bán tín nhiệm thì còn uy tín gì mà làm việc nữa".

TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng QH cho rằng: Bọ phiếu tràn lan dễ có người "chết oan"?

Trên thế giới, để đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm chức danh nào đó, người ta cũng bắt đầu từ tranh luận chế độ tín nhiệm tại QH rồi mới quyết định bọ phiếu. Sau khi thảo luận thấy tín nhiệm "có vấn đề" mới bọ phiếu, còn thảo luận thấy sáng rõ rồi thì không thể đưa ra bọ phiếu tín nhiệm. Nếu bọ phiếu tràn lan như ta định làm, rất có thể có người "chết oan". Lúc đó các thành viên chính phủ chỉ còn mỗi động lực là làm vừa lòng các ông nghị, đoán xem QH muốn gì, có qua được QH hay không. Cái đó không xấu nếu QH thực sự chịu trách nhiệm trước cử tri. Nhưng như hiện nay, Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH đã rất rõ song chế định trách nhiệm để QH trước cử tri lại chưa rõ ràng. Không có nước nào trên thế giới làm như vậy. Vì như thế, Chính phủ có thể phải bầu lại từng năm.

TS. Vũ đức Khiển- Nguyên Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của QH: Chỉ nên bọ phiếu bất tín nhiệm

"Thực chất của bọ phiếu tín nhiệm là bọ phiếu bất tín nhiệm. Nếu một Bộ trưởng chẳng hạn có vi phạm, để xảy ra sai phạm, QH sẽ đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm. Nếu không còn tín nhiệm quá bán sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm. Nhưng nếu quy định như luật hiện hành thì bất cứ chức danh nào do QH bầu và phê chuẩn cũng có thể được đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm. Điều đó là bất khả thi. Tôi đã thống kê, QH khóa 12 có 393 người do QH bầu và phê chuẩn, khóa 13 là 420 người. Trên thế giới, không ai, không QH nào đưa ra bọ phiếu tín nhiệm một lúc 420 người như ta đang định làm cả".

Ông Lê Văn Học- Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của QH: đối tượng nào lấy phiếu tín nhiệm cũng phải tính

Tôi cho rằng chỉ nên bọ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do QH bầu và phê chuẩn, trong đó có các thành viên Chính phủ. Tôi nghĩ đã làm thì phải tính toán sao cho hiệu quả. Nếu làm tràn lan, chúng ta sẽ chỉ suốt ngày lo lấy phiếu tín nhiệm, rồi lại chuẩn bị cho việc lấy phiếu tín nhiệm. đối tượng lấy phiếu tín nhiệm cũng phải tính. Ví dụ lấy phiếu tín nhiệm ông thưọng trực ủy ban của Quốc hội để làm gì?. Hoặc Chủ tịch nước chẳng hạn, nhiệm kỳ 5 năm, công tác hoàn thành tốt, lý gì lại bọ phiếu tín nhiệm trước QH. Với những người làm việc tốt chẳng hạn, cả nhiệm kỳ họ không cần lấy phiếu tín nhiệm".

Phó chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga :  Chức danh từ Bộ trưởng trở nên mới bọ phiếu

Bọ phiếu tín nhiệm được quy định trong Hiến pháp và luật nhưng chưa bao giọ được thực hiện. Nguyên nhân chính là do chưa quy định dựa trên tiêu chí nào thì bọ phiếu tín nhiệm một chức danh. Vì vậy nên mới có chuyện cùng một sự việc xảy ra, đại biểu này cho rằng cần bọ phiếu tín nhiệm, đại biểu khác lại cho rằng chưa cần. Với cơ chế và bộ máy giám sát hiện nay thì khó kết luận được cá nhân một vị Bộ trưởng có vi phạm nghiêm trọng. Cần tồn tại hai hình thức bọ phiếu tín nhiệm là định kỳ và bọ phiếu tín nhiệm bất thưọng. Bọ phiếu định kỳ nên tiến hành từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Các kết quả bọ phiếu phải công khai. Các chức danh từ Bộ trưởng trở nên mới nên bọ phiếu".

Riêng việc bọ phiếu cũng mất nửa tháng

Cũng có nhiều ý kiến quan ngại, nếu bọ phiếu tín nhiệm hàng năm, cho những người ở cấp Bộ trưởng trở lên thì có trên dưới 50 người phải bọ phiếu, xem xét tín nhiệm. Nếu làm hết một lượt, QH lấy đâu ra thời gian mà bọ phiếu?. Một người chịu việc bọ phiếu tín nhiệm thì cũng phải cho người ta thời gian trình bày, đồng thời trao đi đổi lại. Mỗi vị như vậy mất ít nhất 1-2 giọ đồng hồ, mỗi ngày được khoảng 3 vị. Như vậy, riêng việc bọ phiếu đã mất nửa tháng rồi. Có đáng để QH mất ngần ấy thời gian cho công việc này không.

Cần cân nhắc "hậu bọ phiếu"

Một nội dung khác cũng được các đại biểu quan tâm là vấn đề hậu bọ phiếu tín nhiệm. Các đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Bình), Phạm đức Châu (Quảng Trị) đặt vấn đề: sau khi bọ phiếu tín nhiệm, cơ quan quản lý cán bộ có trách nhiệm ra sao, phải có ý kiến như thế nào?. Tất cả những vấn đề trên đòi họi Thưọng vụ Quốc hội phải xây dựng quy trình thật cụ thể, khả thi trước khi Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về đề xuất này.

Hà Lan
 

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ (06-06-2012 | 09:57 )

    TRAO đọ”I VIọ†C LẤY PHIẾU TÍN NHIọ†M đọI VỊI CÁC VỊ LÃNH đáº O đƯọ¢C QUọC Họ˜I BẦU đề án đổi mới của quốc hội việc bọ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước , Quốc hội, Chính phủ là đúng đắn , tuy nhiên cần thiết có phải hàng năm phải lấy phiếu tín nhiệm có nên không? Nếu triển khai thực hiện có mang tính tích cực hay không hay lợi bất cập hại ? Qua nghiên cứu của các nước trên thế giới, hiện nay các nước nếu có lấy phiếu tín nhiệm , nhưng tùy theo thời điểm thích hợp, như nước Hy lạp do Chính phủ điều hành quản lý nền kinh tế yếu kém liên tục các năm để tình hình lạm phát quá cao, đầu tư tài sản công kém hiệu quả , ngân sách nhà nước không có năng hòan trả nợ vay kể cả trong và ngòai nước, nhà nước không có nguồn để chi lương cho bộ máy nhà nước, không có nguồn để chi cho các đối tượng thuộc trợ cấp xã hội, và ý kiến phản đối của người dân buộc quốc hội nước này phải lấy phiếu tín nhiệm của chính phủ với kết quả thấp đã giải tán chính phủ và thành lập chính phủ mới. Hoặc tại nước Ý có trường hợp vị Thủ tướng vi phạm về đạo đức nhân cách, có hiện tượng tiêu cực, do vậy quốc hội bọ phiếu tín nhiệm yêu cầu thủ tướng phải từ chức. Hoặc một vị Bộ trưởng nước Nhật khi đi ra nước ngòai dự hội nnghị quốc tế, nhưng do trong quá trình họp không nghiêm túc bị ngủ gật trong khi họp, người dân theo dõi có ý kiến và quốc hội đề nghị vị Bộ trưởng này phải từ chức. Qua thực tế của các nước xin đề xuất, không nhất thiết hàng năm quốc hội phải lấy phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo như đề án, mà quốc hội nên xem xét cơ quan chính phủ người điều hành quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội từ Thủ tướng đến các vị Bộ trưởng nếu liên tục hai năm trở lên mà Chính phủ không thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết của quốc hội đề ra, hoặc để tình hình lạm phát , đầu tư công không hiệu quả không khắc phục được , thì quốc hội nên quyết định lấy phiếu tín nhiệm đối với tập thể chính phủ , nếu tọ· lệ quá thấp chưa quá bán, thì đề nghị Chính phủ từ chức và thành lập Chính phủ mới, như vậy quốc hội không nhất thiết lấy phiếu tín nhiệm riêng đối với Thủ tướng. trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội nếu có vi phạm về đạo đức nhân cách, có dư luận không tốt trong nhân dân, thì quốc hội quyết định lấy phiếu tín nhiệm hoặc các vị tự giác từ chức. đối với các vị Bộ trưởng là thành viên của chính phủ , nếu qua dư luận nhân dân có rất nhiều ý kiến nhận thấy vị bộ trưởng đó không hòan thành nhiệm vụ của bộ ngành mình, thì quốc hội nên lấy phiếu tín nhiệm hoặc vị bộ trưởng đó tự giác từ chức. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay4,076
  • Tháng hiện tại15,355
  • Tổng lượt truy cập41,870,888
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây