đổi mới phân cấp quản lý đầu tư công trong lộ trình tái cơ cấu đầu tư

Thứ năm - 07/06/2012 20:05 1.609 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
đầu tư công trong những năm qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên đầu tư công của Việt Nam đang có không ít vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong quá trình tái cơ cấu.

 
Theo Luật Ngân sách 2004, việc phân bổ vốn đầu tư được giao chủ yếu cho các ngành và địa phương, tạo chủ động cho các đơn vị. Với quy định trên, hầu như đã giao toàn quyền cho các ngành và địa phương thẩm định và quyết định đầu tư. Thực trạng gần như là "khoán trắng" đó dẫn đến chỗ các cơ quan trung ương cũng chỉ giám sát, kiểm tra chiếu lệ mang tính hình thức, không có chế tài kọ· luật nghiêm ngặt, dẫn tới quản lý, điều chỉnh vĩ mô trong đầu tư công đã bị buông lọng. Do vậy, theo PGS.TSKH Võ đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, điều này dẫn tới các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng tại địa phương, gây nên hiện tượng đầu tư dàn trải. "Hệ quả là Việt Nam đang có tới 63 nền kinh tế tỉnh thành và 1 nền kinh tế toàn quốc, tỉnh thành nào cũng phấn đấu trở thành những nền kinh tế công nghiệp - có các khu cụm công nghiệp, có sân bay, bến cảng, trường đại học cao đẳng, đài truyền hình và phát thanh riêng..." - PGS Võ đại Lược nói.

Ngoài ra, trong việc phân bổ vốn đầu tư còn thể hiện tính chất "bình quân". Điều này đã thể hiện khá rõ trong Quyết định số 210/26/Qđ - TTg của Thủ tướng năm 2006, quy định 5 tiêu chí phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương là dân số; trình độ phát triển - tọ· lệ nghèo, thu nội địa, tọ· lệ điều tiết về ngân sách trung ương; diện tích tự nhiên; số các đơn vị hành chính; tiêu chí bổ sung - thành phố trực thuộc trung ương và vùng trọng điểm. Tính "bình quân" trong phân bổ vốn ngân sách đã hạn chế khả năng tập trung vốn đầu tư vào những vùng có lợi thế địa kinh tế cao, khả năng sinh lời lớn - đây là một yếu tố hạn chế hiệu quả của đầu tư công. Chẳng hạn 2 tuyến phát triển Hà Nội - Hải Phòng và Hồ Chí Minh - Vũng Tàu đã tập trung tới gần 80% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... trong khi vốn đầu tư công lại ưu tiên cho đường Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, thể chế về quản lý đầu tư và huy động sử dụng vốn, về thành lập doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới, mở thêm ngành nghề kinh doanh, tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý DNNN nói chung còn nhiều bất cập. TS.Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng thể chế, cơ chế thực hiện quyền và trách nhiệm chủ sở hữu chưa đủ rõ, còn nhiều sơ hở. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN đã thiếu cơ chế thẩm định, kiểm tra, giám sát... chặt chẽ; quản lý tài chính nội bộ kém hiệu quả. Các bộ chức năng quản lý ngành chưa có cơ chế hữu hiệu để quản lý các tập đoàn và DNNN. Các DNNN có cơ quan quản lý cấp trên là các bộ, ngành, nhưng dưọng như chính các bộ, ngành lại bị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chi phối. Điều này còn dẫn tới hiện tượng chạy theo "lợi ích nhóm" hơn là lợi ích quốc gia.

Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia nhắc đến là quá trình phân cấp quản lý các dự án đầu tư công hiện còn nhiều bất cập. Từ 2006 đến nay, phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương - hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rọi việc bố trí vốn. Hiện nay các ngành và địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều được ghi là "xin vốn từ ngân sách trung ương". Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, hệ quả là các dự án do các địa phương quyết định quá nhiều, nhưng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn hẹp và bị dàn trải. Không ít dự án bị thiếu vốn, thực hiện cầm chừng, kéo dài thời gian kết thúc, chậm đưa vào sử dụng, do vậy hiệu quả ngày càng giảm. Bên cạnh đó còn dẫn đến tình trạng tham nhũng trong đầu tư công.

Trước những vấn đề bất cập trên, các chuyên gia cho rằng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư nói riêng, việc cần giải quyết ngay là cần đổi mới cơ chế phân cấp quản lý đầu tư công.

Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, việc cần làm ngay là phải đổi mới việc quản lý các vùng kinh tế. Phải thực hiện quy hoạch vùng phát triển trước, từ quy hoạch vùng mà tính tới quy hoạch phát triển các tỉnh, chứ không phải ngược lại như hiện nay.

Ông Trần Tiến Cưọng, nguyên Trưởng Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng cần tái cấu trúc DNNN không chỉ theo hướng tiết kiệm chi tiêu, không kinh doanh các lĩnh vực ngoài ngành được giao...; mà quan trọng hơn là phải giảm tọ· trọng của khu vực DNNN từ 28% GDP hiện nay xuống khoảng 15% GDP. Thủ tướng không nên trực tiếp chỉ đạo các tập đòan kinh tế, mà nên giao các bộ ngành quản lý.

Ngoài ra, theo GS Võ đại Lược, trong thời gian tới cần ban hành Luật đầu tư công theo hướng hiện đại và phù hợp thông lệ quốc tế. Cần nghiên cứu các Luật đầu tư của Xingapo, Hàn Quốc, một số nước tiên tiến khác để từ đó soạn thảo ra Luật đầu tư công Việt Nam. Cùng với đó cũng cần sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư công như Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách, Luật đất đai...

Ngọc Huy

Ý kiến bạn đọc
 
CẦN PHÂN CẤP đáº¦U TƯ CÔNG NHƯ THẾ NÀO đọ‚ PHÁT HUY HIọ†U QUẢ
Một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên cần phải đầu tư cái gì, lãnh vực nào là cần thiết để tạo điều kiện động lực cho nền kinh tế phát triển, cần thận trọng để quyết định đầu tư nhất là việc sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, WB vv…làm thế nào mang lại hiệu quả cao nhất , tăng được nguồn thu cho ngân sách để có nguồn để hoàn trả vốn vay với nước ngoài như đã cam kết. ọž nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém , như tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ thành phố Hồ chí Minh đến Buôn ma thuột chỉ có khoảng cách 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 3 tiếng đồng hồ là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 9 tiếng. Những năm qua Bộ Giao thông vận tải có đầu tư nhưng không biết đến năm nào mới hoàn thành? đây là sự lãng phí trong xã hội,hạn chế sự phát triển đối với các tỉnh vùng tây nguyên. Tại Hội thảo "Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước" tổ chức ngày 3-5, TSKH Võ đaÌ£i LươÌ£c, ViêÌ£n Kinh tế vaÌ€ Chính triÌ£ Thế giới cho răÌ€ng: Các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh quá lớn do đó dẫn đến nhiêÌ€u hêÌ£ quả không mong muốn. TS KH Võ đaÌ£i lươÌ£c đã đưa ra ví vú£ điển hiÌ€nh như: "đại công trường Hà Giang". Hà Giang là một tỉnh vùng cao, biên giới với hầu hết các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhưng 5 năm qua đã đầu tư công vượt khả năng ngân sách cấp mình, buộc ngân sách trung ương phải hổ trợ. Tuy nhiên không thể lấy điển hình chỉ một tỉnh Hà giang thì kết luận các tỉnh khác đều như vậy là không chuẩn xác, chúng ta đều biết theo luật ngân sách, địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tự cân đối thu chi ngân sách, nếu thiếu ngân sách trung ương mới hổ trợ cho ngân sách địa phương, các danh mục đầu tư thuộc ngân sách địa phương đều phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp mình có nghị quyết mới triển khai thực hiện, việc chi tiêu theo dự toán được kho bạc nhà nước kiểm tra kiểm soát chi. Cấp tỉnh không có quyền vay ngân sách từ nước ngoài để chi tiêu cho ngân sách cấp mình.đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn trung ương, địa phương chỉ đề nghị với Chính phủ, các Bộ ban ngành trung ương chứ không có quyền quyết định. Các địa phương chỉ thực hiện các danh mục đầu tư đầu tư sau khi đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương phê duyệt từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, WB, ODA vv…Qua xem xét thực tế đầu tư công sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài, nguồn vốn ngân sách trung ương chủ yếu các Bộ ngành trung ương, như Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương, Bộ giáo dục vv… Nếu theo dõi nguồn vốn đầu tư phân bổ hàng năm cho các địa phương được Quốc hội thông qua, thì tập trung chủ yếu cho các Bộ ban ngành trung ương. Do vậy việc siết chặt đầu tư công , đầu tư công có hiệu quả từ nguồn vay nước ngoài, nguồn từ ngân sách trung ương thì đây là trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương. Cụ thể như Bộ giao thông vận tải là một đơn vị chủ đầu tư với nguồn kinh phí lớn nhất từ nguồn vay nước ngoài, trong thời gian vừa qua triển khai các dự án các tuyến đường quốc lộ trong cả nước nhưng chất lượng công trình quá kém ,mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước năm sau bị hư họng xuống cấp, báo đài và người dân đã phản ánh rất nhiều nhưng không khắc phục được . Thử đặt ra nếu phân cấp đầu tư về cho các địa phương thực hiện đối với các tuyến đường quốc lộ đi ngang qua địa phương mình, gắn với trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông có phải tốt hơn không? Như hiện nay đường quốc lộ do Bộ giao thông vận tải quản lý xây dựng, sửa chửa, nhưng khi các vụ tai nạn xãy ra trên các tuyến đường quốc lộ thì lại quy trách nhiệm người đứng đầu của địa phương, đây là điều không hợp lý, vì cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn.Trong tình hình hiện nay, nhà nước cần thiết phải giảm chi tiêu đầu tư công , nhưng cần phải xem xét nên chi cái gì và giảm chi cái gì. Trong lãnh vực giao thông quan điểm đầu tư tập trung vốn làm đoạn nào dứt điểm đoạn đó, chú trọng đến chất lượng công trình, nếu phát hiện công trình nào thi công kém chất lượng phải kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với đơn vị thi công và chủ đầu tư ( Ban quản lý dự án ), cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để gây ra hậu quả lãng phí tiền của nhà nước quá lớn .Không thể nào các bộ ngành trung ương có thể bao biện làm thay nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế ở các địa phương, để các địa phương chủ động huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển, Nhà nước giao cho chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp chủ động chịu trách nhiệm trước cấp trên trong việc quyết định đầu tư, chi tiêu ở cấp mình, kể cả các chương trình mục tiêu quốc gia nguồn vốn đã giao về cho địa phương. MINH TRÍ
MINH TRÍ
nên chụp vòng kim cô
đối với mỗi doanh nghiệp nhà nước nếu cho chụp chiếc vòng kim cô vào người đứng đầu thì chắc chắn sẽ không có vinashin, vinalines ... cho dù chúng có trốn ở đâu, bất cứ ngóc ngách nào thì khi niệm chú chúng cũng phải mò về. đối với những doanh nghiệp được chụp vòng kim cô cứ 6 tháng đến 1 năm lại niệm chú một lần xem vòng kim cô còn ở trên đầu không . vì sao tôn ngộ không phải đeo vòng kim cô còn chư bát giới và sa tăng lại không bị đeo, đây cũng là một bài học trong cách quản lý con người .
nguyễn xuân trường

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,054
  • Tổng lượt truy cập41,234,655
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây