Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Thứ tư - 04/07/2012 21:09 1.657 0
Việc xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là một việc làm cần thiết, có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụ đổi mới mô hình trăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế để khắc phục những khuyết tật của quá trình CNH TBCN không chỉ ở phạm vi thế giới mà ở cả phạm vi Việt nam.

 
Việc cơ cấu lại nền kinh tế phải được xác định gắn với việc cơ cấu lại các ngành kinh tế-kỹ thuật, các lĩnh vực, … của nền kinh tế quốc dân. Do đó, đề nghị xem xét và cấu trúc lại nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 theo tình thần trình bày nội dung nhiệm vụ cơ cấu lại từng ngành kinh tế ký thuật, lĩnh vực theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Cấu trúc lại như vậy vừa tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước đối với từng ngành kinh tế kỹ thuật, linh vực, nắm bắt được một cách chuẩn xác, tổng hợp, … nội dung của nhiệm vụ cơ cấu lại ngành mình, không bị phân tán trong việc tìm hiểu nhiệm vụ của ngành qua việc trình bày phân tán tại các nội dung khác nhau của hai nhiệm vụ trên.

Việc cơ cấu lại các ngành kinh tế kỹ thuật để thực hiện Chiến lược quôc gia về tăng trưởng xanh cần phải được xem xét trong mối qua  hệ hữu cơ với :

- để xây dựng được Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, cần có tổng kết, đánh giá thực trạnh về những khuyết tật của mô hình tăng trưởng cú, nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật đó để, từ đó, đề xuất những giải pháp có tính khả thi và có hiệu lực thực sự triệt tiêu nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật đó. Thế nhưng, không rõ vì lý do gì, tọ trình không làm rõ được những khuyết tật và nguyên nhân dẫn đến khuyết tật của mô hình cũ. Do đó, những giải pháp, biện pháp được đề ra tại dự thảo Chiến lược, về cơ bản, đều là những điều mà đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà đầu tư đều biết cũng như đã từng có những chính sách, văn bản pháp quy có liên quan. Thế nhưng vì sao những khuyết tật đó vẫn không được khắc phục một cách thiết thực ?

- Nhiệm vụ phát triển một cách đồng bộ các lĩnh vực, ngành công nghiệp phù trợ, đặc biệt là phát triển công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ xanh, không gây ô nhiễm môi trường, phát triển đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và phẩm chất cần thiết đề thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

- Nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đã được phê duyệt theo chủ trương phát triển nhanh để điều chính theo chủ trương phát triển bền vững, phát triển xanh. đây là một quá trình đấu tranh gay gắt để thực hiện NQ HN tư 3 và HN TƯ 4, K XI, đòi họi phải đánh giá, tổng kết đúng sai trong quá trình xây và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chủ trương phát triển của từng ngành, từng địa phương trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển nhanh, bị các nhóm lợi ích chi phối, tự phát đi theo con đường CHN TBCN,…

- Chỉ trên cơ sở có sự tổng kết, đánh giá đúng sai thì mới có thể có hệ thống giải pháp thực sự có tính khả thi, có hiệu lực và hiệu quả cụ thể. Chẳng han như với giải pháp thứ 2 (tr 28-29) về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, cần  phải xác định nhiệm vu lấy đội ngũ cán bộ chiến lược, những người tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật làm đối tượng trọng tâm, chủ yếu để thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh. Chỉ có đi từ đội ngũ này thì mới có thể đảm bảo chất lượng và sự thành công của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, về đổi mới mô hình tăng trưởng, về cơ cấu lại nền kinh tế, không thể chỉ dừng lại ở " từ giới doanh nhân đến hộ gia đình" như đã ghi trong dự thảo.

Một số vấn đề chung.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ ở tầm thế giới, là một nhiệm vụ bức thiết nhằm khắc phục những khuyết tật của quá trình CNH TBCN, một quá trình mang tĩnh chất tàn phá, làm kiệt quệ môi trường sống và phát triển của nhân loại. Nói chung tăng trưởng xanh không phải là một vấn đề mối mẻ với nhân loại mà vấn đề là ở chỗ đến bây giọ, vì sự tồn vong của sự sống trên trái đất mẹ, nhân loại mới bắt đầu nhận thức được đúng mức hơn nhiệm vụ phải đổi mới mô hình tăng trưởng, thay thế mô hình cũ bằng mô hình tăng trưởng xanh. Tối thiểu là từ nửa cuối thế kọ· XX, các nhà khoa học đã nhận biết tình hình môi trường sống đang bị tàn phá và đã đề xuất khái nhiệm "sản xuất không có phế thải", "tái chế các sản phẩm đã bị loại bọ", "nông nghiệp xanh", "nông nghiệp sinh thái", … Trước tình hình biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đã phải họp bàn giải pháp khắc phục tình trạng này, dẫn đến việc các nước tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto. Thế nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định tư này vấp phải không ít sự chống đối ở mức độ khác nhau, bằng những hình thức khác nhau. Một hậu quả là Canada đã tuyên bố rút khọi Nghị định thư này. đồng thời Nghị định thư này cũng sắp hết hạn nhưng giữa các nước vẫn còn có những bất đồng chung quanh việc xác định một văn bản thay thế.

1 - Trên phạm vi thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc khai thác và sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trọi, năng lượng thủy triều, …. để bổ xung và tiến tới thay thế năng lượng hóa thạch. Việc vận dụng nguyên lý cân bằng sinh thái cũng đã dẫn đến việc xác định con đường phát triển các thiên dịch để chống các loài sâu bệnh phá hoại mùa màng nên có khả năng hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Nhận biết được kỹ thuật thụ phấn các loại cây trồng cũng góp phần tăng năng suất mả không phải sử dụng phân hóa học. …. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do các nhà đầu tư chạy theo lợi ích cục bộ và thao túng được quá trình quản lý của Nhà nước, các công nghệ xanh không được quan tâm nghiên cứu để hoàn thiện và ứng dụng một cách có hiệu quả vào quá trình sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy ở phạm vi thế giới vẫn còn những bất đồng nhưng việc lãnh đạo đảng và Chính phủ chủ trương xây dựng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là một việc làm đúng đăn, góp phần khắc phục những khuyết tật của mô hình tăng trưởng cũ, xây dựng mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế mới. Tọ trình và dự thảo Chiến lược đã đề cập đến nhiệm vụ xanh hóa sản xuất và nhiệm vu xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ. Có thể dẫn chững là các nhà sản xuất luôn đổi mới mặt hàng, dẫn đến hàng tiêu dùng chưa hết thời hạn sử dụng, chất lượng còn tốt thì nhà sản xuất lại tung ra những sản phẩm mới để thay thế, gắn liền với một chiến dịch quảng cáo để người tiêu dùng loại bọ sản phẩm đang dùng để thay thế bằng sản phẩm mới.

2 - Tại Việt nam nhân dân ta cũng đã biết và tổ chức thực hiện việc tái chế những sản phẩm đã bị loại bọ qua hệ thống những người thu mua gom các loại đồng nát. Mặt khác, việc tận dụng các phế thải của sản xuất cũng được quan tâm xử lý như trong việc nông dân tận dụng phân chuồng, phế thải của chăn nuôi, để làm phân bón, làm tăng độ phì của ruộng. Trong thời kỳ chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không hải quân của đế quốc mỹ, nhân dân đã biết tận dụng xỉ thải của nhà máy nhiệt điện để sản xuất gạch không nung. …. Thế nhưng, chủ yếu vì chịu ảnh hưởng một cách không tư giác của đường lối CNH TBCN nên, trong hàng chục thập niên qua, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của nước ta đã bị chi phối bởi chủ trương phát triển nhanh nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên nên phải đổi mới mô hình tăng trưởng. Một số công nghệ xanh cũng bắt đầu được đưa vào các chiến lược và quy hoạch phát triển của một số ngành kinh tế kỹ thuật. Chẳng hạn như đã đưa việc phát triển điện gió, điện mặt trọi vào quy hoạch VII của ngành điện. Do đó, để xây dựng được Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, cần có tổng kết để làm rõ những khuyết tật của mô hình tăng trưởng cũ, những nguyên nhân dẫn đến các khuyết tật đó. Có như vậy thì nội dung Chiến lược mới có thể xác định được một cách chuẩn xác những nhiệm vụ chiến lược,giải pháp, biện pháp thực hiện Chiến lược (tr 6-27 của dự thảo chiến lược) và hệ thống giải pháp thực hiện chiến lược (tr 28-32 của dự thảo chiến lược). Tiếc là không rõ vì nguyên nhân nào, ngay trong tọ trình, những khuyết tật và nguyên nhân dẫn đến khuyết tật của mô hình tăng trưởng lại chỉ được trình bày một cách quá sơ sài (tr 6-7 tọ trình).

Vì thiếu những thông tin chính thưc liên quan đến những khiếm khuyết và nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết đó, để góp ý vào dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xang,tôi chỉ có thể đi từ những kết luận đã được HN TƯ 3 và 4, K XI khẳng định và từ kiến thức thưọng trực là chủ yếu. Vì thế nên những góp ý còn mang tính chủ quan ở mức độ nhất định

Một số kiến nghị cụ thể để hoàn thiện dự thảo

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

I-Tọ trình và dự thảo Chiến lược có xác định :

- Nhiệm vụ 1 : Giảm cưọng độ phát thải nhà kính (tính trên đơn vị GDP) và tăng tọ· trọng sử dụng năng lượng tái tạo. Phần này có các giải pháp từ 1 - 4.

- Nhiệm vụ 2 : xanh hóa sản xuất. Phần này có các giải pháp từ 5 - 9.

- Nhiệm vụ 3 : xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Phần này có các giải pháp từ 10 - 12.

- Hệ thống giải pháp thực hiện chiến lược với 8 giải pháp cụ thể.

Ba nhiệm vụ được xác định có quan hệ hữu cơ với nhau và hệ thống giải pháp thực hiện chiến lược có nhiệm vụ triệt tiêu những nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CNH, HđH XHCN, phát huy những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ xanh để hoàn thiện mô hình mới về tăng trưởng kinh tế, tái co cấu nền kinh tế. HN TƯ 3 K XI đã xác định nguyên nhân chủ quan là do yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu qủa, tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; quản lý quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài nguyên; quản lý thị trường; … (Văn kiện HN TƯ 3, K XI, tr 35-36).

 

Về nhiệm vụ chiến lược 1 và 2

1 - Nhiệm vụ 1 liên quan đến việc thực hiện Nghị định thư Kyoto nên chúng ta đưa lên vị trí thứ nhất. Tuy nhiên cần thấy bản thân nhiệm vụ cắt giảm khí thải nhà kính, về cơ bản, chỉ là một trong những giải pháp của chiến lược xanh. Do đó, các giải pháp được đề ra tại nhiệm vụ 1 có quan hệ mất thiết với các giải pháp của nhiệm vụ 2. Chẳng hạn như nội dung giải pháp 3 về nhiệm vụ đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, … có quan hệ mật thiết với giải pháp 2, (biện pháp 1, 2), và giải pháp 8, (biện pháp 2) của nhiệm vụ 2, ….. Do đó liều lượng cụ thể của 2 giải pháp này phải vừa có sự bổ xung cho nhau, vừa có quy mô thích ứng với hai nhiệm vụ được xác định tại Chiến lược. 

Do cách xác định nhiệm vụ tăng trưởng xanh của từng ngành kinh tế kỹ thuật lại phân tán tại nhiều đoạn khác nhau của Chiến lược nên gây khó khăn cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với từng ngành kinh tế-kỹ thuật trong việc nắm bắt và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển xanh. Xuất phát từ đó, đề nghị cấu trúc lại hai nhiệm vụ đầu theo hướng :

- Xác định nội dung, nhiệm vụ tăng trưởng xanh theo từng ngành kinh tế kỹ thuật như theo ngành công nghiệp (với các phân ngành như khia thác khoáng sản, công nghiệp chế tạo, …), ngành nông nghiệp (với các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (muối), …), ngành giao thông vận tải, ….

- trong từng ngành đó, xác định nhiệm vụ giảm lượng khí thải nhà kính, nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý, bảo tồn nguồn tài nguyên, nhiệm vụ chống ô nhiễm môi trường và môi sinh, …

- Từ đó xác định những định hướng chủ yếu, những giải pháp và biện pháp phải triển khai để thực hiện chiến lược phát triển xanh của ngành kinh tế-kỹ thuật

2 - Về mối quan hệ giữa giải pháp và những biện pháp để thực hiện giải pháp đó. Tôi có cảm nhận, qua dẫn chứng chủ yếu từ giải pháp 1, có tình hình chưa ổn. Cụ thể như một số trường hợp sau đây :

- Biện pháp còn mang nặng tính định hướng. Chẳng hạn tại giải pháp 1, biện pháp 2 ghi "Tiết kiệm điện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và sử dụng gia đình từ 8-15%". Như vậy không rõ là cần có biện pháp nào để thực hiện sự tiết kiệm điện đó ?

- Biện pháp tuy nhiều, có vẻ cụ thể, nhưng có tình trạng dưọng như vừa thừa, vừa thiếu. Chẳng hạn cũng tại giải pháp 1, biện pháp 5 xác định nhiệm vụ "xây dựng và công bố tiêu chuẩn về suất tiêu hao nhiên liệu…". Trong điều kiện thế giới đã có những xuất tiêu hao trung bình đối với từng công nghệ tiền tiến, tính theo mặt hàng cụ thể. Trong điều kiện đó thì vấn đề được đặt ra là "có thể thừa kế ngay kết quả mà thế giới đã đạt được để xác định ngay mục tiêu phấn đấu là "phải đạt suất tiêu hao trung bình tiền tiến của nhóm công nghệ tốt nhất trên thế giới", không phải tốn công mò mẫm đi xây dựng mức tiêu hoa đó. Trên cơ sở đó, các ngành có liên quan phải có biện pháp thực hiện được mục tiêu đó. Hoặc như biện pháp 7, đặt nhiệm vụ thu hồi khí mê tan tại các mọ thì tại sao không đặt nhiệm vụ thu hồi khí đốt tại các mọ đang khai thác dầu khí thay vì để lãng phí nguồn khí đó.

- Phải chăng có thể thu gọn nhưng lại cụ thể hóa các biện pháp bằng buộc các cơ quan có trách nhiệm phải rà soát các phương án công nghệ được sử dụng trong các dự án đầu tư, đặc biệt là khi rà soát các dự án nghiên cứu tiền khả thi và khả thi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh ?

3 - Tái cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Trước hết, về cơ bản tán thành những nội dung đã được thể hiện một cách phân tán trong dự thảo Chiến lược nhưng với yêu cầu tập trung lại để có thể xam xét và xử lý một cách tổng hợp. Sau đây, xin có một số ý kiến bổ xung :

3.1. - đây là ngành phải đặt lên vị trí hàng đầu vì có phát triển được đủ năng lượng cần thiết thì mới có khả năng phát triển các ngành kinh tế-xã hội khác. Trong thực tế, có rất nhiều nguồn năng lượng khác nhau như năng lượng hóa thạch và dầu khí, năng lượng gió, năng lượng mặt trọi, năng lượng thủ triều, năng lượng hạt nhân, …. Nhưng để đưa được các loại năng lượng đó phục vụ quấ trình CNH, HđH các ngành kinh tế thì phải chuyển đổi thành điện năng. Do đó, việc áp dụng công nghệ xanh phải được tập trung vân dụng vào ngành công nghiệp điện lực. Các nguồn năng lượng khác được đề cập đến ở một số nội dung liên quan đến đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của quá trình khai thác nguông năng lượng đó.

3.2.- Phải tái cơ cấu nguồn điện năng để thực hiện chiến lược phát triển xanh thể hiện qua thay đổi tọ· trọng của các nguồn nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trọi, điện nguyên tử, …. Về cơ bản, các nhà khoa học đã xác định được công nghệ thích hợp để chuyển đổi các nguồn năng lượng khác thành điện năng. Chiến lược tăng trưởng xanh để phát triển ngành công nghiệp điện năng phải làm rõ : (i) Tập trung và phát triển việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trọi, thủ triều, …) vì các nguồn nguyên liệu hóa thạch đang đi vào con đường cạn kiệt. (ii) Tập trung vào phát triển các công nghệ không phát sinh phế thải gây ô nhiễm môi trường, môi sinh. (iii) phát triêng các ngành công nghiệp phù trợ để tiếp tục sử dụng có hiệu quả các phế thải cũng như để xử lý các phế thải trược khi đưa ra môi trường tự nhiên.

3.3. - để có thể tái cơ cấu nguồn điện, cần lưu ý là, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ để khai thác các nguồn năng lượng tái sanh và năng lượng sạch đã không được chú ý tập trung đầu tư đúng mức nên dẫn đến chi phí đầu tư và giá thành cao nên đã thành một rào cản việc cơ cấu lại nguồn điện năng, vẫn tiếp tục tập trung vào công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch và dầu khí, thủy điện. Do đó có thể khẳng định là cơ cấu lại nguồn điện năng theo mô hình tăng trưởng xanh là một quá trình đấu tranh khắc phục nhiều lực cản, nhất là lực cản về kinh tế.. Trong thực tế, tuy gần đây dư luận xã hội có nhiều ý kiến phân vân về công nghệ điện nguyên tử có phải là công nghệ xanh không (xin đính kèm một file tài liệu tham khảo phân tích cho thấy công nghệ điện nguyên tử vẫn thải ra môi trường một lượng phế thải gây ô nhiễm môi trường và môi sinh) nhưng đây vẫn là một công nghệ được nghiên cứu và hoàn thiện hơn công nghệ sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trọi, …

Một trong những nguyên nhân làm cho công nghệ sản xuất điện nguyên tử có bước phát triển như vậy xuất phát từ nhu cầu tiến hành nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đich quân sự để rồi khi chiến tranh kết thúc, vận dụng công nghệ đó vào mục đích hòa bình. Chính vì quan hệ khăng khít giữa việc vận dung công nghệ sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích quân sư và mục đích hòa bình nên là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài, không rõ đến bao giọ mới có thể chấm dứt vần đề Iran xây dựng nhà máy làm giàu u-ran. Mặt khác cũng cần lưu ý đến sự kiện là chúng ta đã khởi công xây dựng 3 nhà máy sản xuất pin mặt trọi tại Quảng-Nam, Long-An, TP HCM nhưng sau một thòi gian ngắn, chủ đầu tư nhà máy tại TP HCN là Công ty First Solar đã tuyên bố tạm ngừng khai thác nhà máy vì chọ đợi cầu của thế giới tăng lên… đồng thời chúng ta cũng đã đầu tư và có dự án đàu tư xây dựng các nhà máy điện gió tại Bình Thuận, Bạc liêu, Lâm đồng, trên các đảo Phú quý, Ly sơn, Cù lao Chàm, … để các nhà máy khai thác và sử dụng năng lượng gió, mắt trởi ngày cành phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh thì cần có nhiều biện pháp hỗ trợ ban đầu về nhiều mặt để có thể cơ cấu lại nguồn điện năng.

3.4. - Phải có phương án đầu tư phát triển các ngành côn nghiệp phù trợ phục vụ cho sự cơ cấu lại ngành công nghiệp điện để thực hiện chiến lược quốc gia phát triển xanh.

3.5. - Giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nguồn điện năng là khi rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương phát triển ngành này, phải quán triệt kết luận của HN TƯ 3, K XI về 2 phương diện chủ yếu sau :

- Loại bọ sự chi phối của "tư duy nhiệm kỳ", tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay "lợi ích nhóm" (Văn kiện HN TƯ 3, K XI, tr 41).

- Quy trình và phương pháp xây dựng, tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch phải thực sự khoa học, đi từ tổng thể chung của cả nước đến các vùng lãnh thổ, rồi mới đến từng địa phương, cơ sở. (Văn kiện HN TƯ 3 K XI, tr 247).

3.6.- v.v…

4 - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.. Trang 6, phần mở đầu của nhiệm vụ 1 có ghi lượng phát thải của nông nghiệp chiếm 43%, của công nghiệp chiếm 35%, … Tôi không hiểu vì sao nông nghiệp lại là thủ phạm chính trong việc phát khí thải nên đề nghị có sự xác minh lại để đảm bảo sự chuẩn xác của định lượng vì liên quan đến định tính của vấn đề này. Trong khi đó thì thế giới lại xác định "rừng" là lá phổi xanh vì hấp thu khí CO2 và thải ra khí O2. Khi chuyển dịch mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang đất sản xuất phi nông nghiệp thì lượng phí thải của 2 mục đích sử dụng đó như thế nào ? Nếu chuyển sang mục đích thành lập các khu công nghiệp, sân gôn,… thì lượng phế thải có thấp hơn lượng phế thải từ sản xuất nông nghiệp không ?

Về cơ bản tôi tán thành các giải pháp, biện pháp về phát triển nông nghiệp xanh được đề cập một cách phân tán trong dự thảo Chiến lược. Trên cơ sở đó, chỉ đề nghị tập trung các nội dung đấy trong mọt mục về "tái co cấu nông nghiệp xanh". Trong phạm vi này, có mấy vấn đề cần bổ xung, làm rõ :

4.1. -  Thưọng được nghe nói đến "nông nghiệp xanh", "nông nghiệp sinh thái" như nay trong dự thảo Chiến lược lai dùng phạm trù "nông nghiệp hữu cơ". Vậy giữa các phạm trù đó có sự thống nhất và sự khác biệt gì dẫn đến dự thảo Chiến lược phải sử dụng phạm trù "nông nghiệp hữu cơ" ?

4.2. - Trong trồng trọt, có vấn đề là từ nửa cuối thế kọ· trước, người ta nhấn đến nhiệm vụ "Hóa học hóa sản xuất nông nghiệp", dẫn đến việc sử dụng rộng rãi phân hóa học tuy có thúc đẩy tăng năng suất cây trồng nhưng lại làm giảm độ phì của đất (nhất là khi so với việc sử dụng phân hữu cơ). Mặt khác, lại sử dụng rất nhiều loại hóa chất để diệt sâu bọ, cọ dại gây ô nhiệm môi trường và môi sinh liên quan đến việc suy giảm đa dạng hóa sinh học. Một tác hại điển hình do hóa học hóa nông nghiệp là việc sử dụng chất độc mầu da cam. Hiện thê gới đang đòi họi phải giảm thiểu các chất độc hóa học, chất kháng sinh trong nông sản thực phẩm. Vì sao dự thảo chiến lược không đề cập đến khía cạnh này ?

4.3. - Trong chăn nuôi, có vấn để sử dụng các chất hóa học để kích thích thích sinh trưởng và thế giới đang lên án việc lạm dụng chất kích thích này, thậm chí cấm sử dụng một số chất kích thich sinh trưởng. Tại sao dự thảo Chiến lược không đề cập đến khía cạnh này ?

4.4. - Trong phạm vi ngành trồng trọt và chăn nuôi, hiện đang nổi lên vấn đề ngày càng có sự phản đối việc sử dụng giống biến đổi gien (GMO). Vì sao dự thảo lại không đề cập đến vấn đề giống biến đổi gien trong quá trình phát triển nông nghiệp xanh vì đây còn là vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia không chỉ đối với lương thực nói riêng mà cả đối với ngành nông nghiệp nói chung?

4.5. - Tại sao dự thảo Chiến lược không đề cập đến nạn lâm tặc, đến việc săn bắt các thú giống quý hiếm dẫn đến ngu cơ diệt chủng và mất cân bằng sinh thái, đến nhiệm vụ tổ chức khai thác tổng hợp đất rừng ?

4.6. - đối với thủy sản, tại sao dự thảo Chiến lược lại không đề cập đến nhiệm vụ loại bọ công nghệ khai thác mang tĩnh chất hủy hoại môi sinh, đến một xu thế có tính chất truyền thống là chuyển từ săn bắt, lượm hái thủy sản sang công nghệ nuôi trồng thủy sản ? cơ cấy lại ngành thủy hải sản không chỉ lien quan đến Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mà còn liên quan đến Chiến lược phát triển kinh tế biển, đến nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia trên biển đảo, phù hợp với Luật Biển.

4.7. - Phát triển các ngành công nghiệp phù trơ nông nghiệp tăng trưởng xanh. Chẳng hạn phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong mối quan hệ với thực hiện nhiệm vụ phát triển chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính, bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia đối với ngành chăn nuôi.

4.8. - Cũng như đối với nhiệm vụ cơ cấu lại ngành công nghiệp điện theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, việc triển khai  nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng này cũng phải đi từ công tác rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đã được phê duyệt theo tinh thần quán triệt Nghị quyết HN TƯ 3, KXI như đã trích dẫn ở trên.

4.9. - v.v….    

5 - Một số vấn đề cụ thể khác. Nói chung, đề nghị xem xét việc điểu chỉnh bố cục của Nhiệm vụ 1 và Nhiệm vụ 2 theo từng ngành kinh tế kỹ thuật như đã gợi ý với việc tái cơ cấu hai ngành công nghiệp điện lực và ngành nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề nghị xem xét và làm rõ hơn một số vấn đề chủ yếu sau đây :

5.1. - Do dự thảo Chiến lược có đề cập đến một số phạm trù nhưng vì tôi không nhận biết được cụ thể nên đề nghị làm rõ nội dung các khái niệm ngành kinh tế xanh (tr 16), nông nghiệp hữu cơ (tr 10), vốn tự nhiên (tr 18), ngành kinh tế sinh thái (tr 17).

5.2. - để thực hiện công nghệ xanh, xử lý các chất thải trước khi đưa ra môi trường, cần có chính sách tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng và khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng vì lúc đầu chi phí nghiên cứu, ứng dụng cao nên giá thành cao. đây là lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước từ việc xác định chủ trương và đề tài nghiên cứu đến khuyến khích đầu tư và ứng dụng công nghệ xanh. Do đó, Chiến lược cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực này. Chỉ riêng việc các nhà đầu tư phát triển các nhà máy điện gió đã gặp khá nhiều khó khăn trong thương thuyết để EVN chấp nhận mua điện với giá cao hơn giá điện nhiệt và phải có tác động của Nhà nước mới giải quyết được vấn đề này.

5.3. - Về các loại tài nguyên, đề nghị xem xét lại danh mục và phân tổ các loại tài nguyên để có chính sách thích hợp nhằm vừa khai thác và sử dụng tài nguyên một các hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao đồng thời vừa bảo tồn nguồn tài nguyên, vừa chống ô nhiễm môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên đó. Có thể nêu một số tình huống sau :

- Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không thể tái tạo được nền cần đặc biệt tập trung vào việc khai thác tiết kiệm. Kinh nghiệm việc TKS VN đã khai thác than quá mức nên đã dẫn đến tình trạng nước ta từ là một nước xuất khẩu than nay đang phải chuyển thành nước nhập khẩu than. đồng thời lại đang có ý định khai thác bể than Sông Hồng, không quan tâm đũng mức đến dành tài nguyên đó cho các thế hệ mai sau.

- Tài nguyên động thực vật là tài nguyên có khả năng tái sinh nên có thể nói là nguồn tài nguyên vô tận. Chiến lược khai thác phải quan tâm đến nhiệm vụ bảo đảm môi trường sinh sống tự nhiên và chính sách tiêu dùng phải gắn với chu kỳ sinh trưởng của động thực vât. Thế giới đã có những quy định cụ thể để bảo đảm nhiệm vụ này nhưng, trong thực tế, Việt nam đã vừa không vận dụng kinh nghiệm thế giới, vừa không thừa kế kinh nghiệm cổ truyền. Chẳng hạn, dân tộc miền núi đã có truyền thống đóng cửa rừng vào mùa sinh sản của thú rưọng nhưng ngày nay, dưọng như ngành lâm nghiệp không còn quan tâm gì đến việc thể chế hóa kinh nghiệm đóng cửa rừng…. Thực tế kinh nghiệm của loài người là đã đi từ lượm hái sang trồng trọt, từ săn bắt sang chăn nuôi. Thế nhưng dưọng như xu hướng này ít được các nhà đầu tư quan tâm nên chỉ phát triển một cách tự phát. Chẳng hạn như dân làng Lệ Mật đã từ săn bắt chuyển sang nuôi các loại rằn để kinh doanh. Hoặc phát triển một số DN nuôi cá sấu. Việc chuyển sang trồng cây sâm Ngọc linh mới đang ở giai đoạn ban đầy nên đã trở thành một giải pháp hữu hiệu ngăn chặn khả năng tuyệt chủng của lọa cây quý hiếm này.

- Tài nguyên thiên nhiên thưọng ở dạng hỗn hợp các chất có ích, với hàm lượng khác nhau, nhất là đối với khoảng sản. Thế nhưng chúng ta lại mới chỉ chú trọng đến khai thác loại quặng có hàm lượng cao, khi chế biến lại không khai thác tổng hợp các nguyên tố cộng sinh, … dẫn đến một lượng phế thải to lớn bị lãng phí. Ngay như trong việc chế biến nông sản, chúng ta cũng đã từng lãng phí các chất có ích trong quá trình chế biến và ngày nay đã bắt đầu xuất hiện một số DN chuyên chế biến các chất phế thải đó, tuy ở quy mô còn khiêm tốn. Chẳng hạn như tại Bình dương, TP HCN, … đã có những CT TNHH tiến hành chế biến dầu điều từ vọ điểu, chế biến sản phẩm khác từ bã mía, bã dứa, là khoai,…. để xuất khẩu, thu về hàng chục triệu $/năm. Chẳng hạn như CT TNHH Kim Nghía (Tân Bình, TP HCM), có thời điểm xuất khảu hon 30 containets/ tháng đối với loại sản phẩm thuộc loại này.

- Tổng hợp khai thác tài nguyên. Chẳng hạn với tài nguyên rừng, chúng ta mới tập trung khai thác gỗ xúc còn gỗ cành ngọn bọ lai. Các loại động thực vật cộng sinh với rừng không được quan tâm khai thác và bảo vệ một cách hợp lý nên chỉ thấy dừng lại chủ yếu ở khía cạnh đánh bắt động vật hoang dã phục vụ thú ẩm thực của một số đại gia và xuất khẩu.

- Tài nguyên đất đang bị sử dụng một cách lãnh phí qua việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để thực hiện chủ trương phát triển nhanh gắn với tác động của nhóm lợi ích. Tính bình quân thì 1 ha đất dùng vào sản xuất nông nghiệp chỉ đem lai 9,1 triệu/đồng/ha trong khi nếu chuyển sang mục đich sản xuất phi nông nghiệp thì thu được 2.1 tọ· đồng/ha. Ngoài ra, do sử dụng quá mức phân hóa học nên đã làm cho đất bị giảm độ phì (chưa kể đến việc làm ô nhiễm môi trường), việc các lâm tặc và chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đá trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng tác hại của thiên tai dẫn đến sát lở đất không chỉ ở miền núi, ven sông ngòi mà ngay tại các bọ biển cũng như để cho cát xâm nhập biến ruộng đất mầu mỡ thành các bãi cát.

- v.v….

Về nhiệm vụ chiến lược 3.                                      

Ba giải pháp được ghị nhận tại dự thảo là cần thiết nhưng cũng là những giải pháp đã được triển khai trong thực tế nhưng không đảm bảo được nhiệm vụ tăng trưởng xanh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đề cập đến những khiếm khuyết, những vấn đề bức xúc trong quá trình đầu tư xây dựng các khu đô thị mới (cũng như trong việc cải tạo các khu đô thị cũ), trong quá trình đô thị hóa nông thôn (bao gồm cả quá trình cải tạo, nâng cấp các làng truyền thồng) cũng như trong việc hình thành và phát triển phong cách tiêu dùng. Trên cơ sở đó, tôi chỉ xin góp ý theo khía cạnh đề xuất một số vấn đề chủ yếu cần làm rõ trong việc xác định nội dung các giải pháp và biện pháp đã được đề cập đến trong dự thảo Chiến lược.

1 - Với giải pháp "đô thị hóa bền vững", đề nghị làm rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục những khuyến khuyết như : (i) sai sót trong quy hoạch đô thị dẫn đến tình trạng vẫn còn nhiều khu đô thị, khu biệt thự cao cấp bị bọ hoang trong nhiều năm trong khi đó lại thiếu nhà cho người có thu nhập thấp, thiếu nhà để thực hiện tái định cư, thiếu khu nhà cho thuê (ký túc xá) chi sinh viên và người lao động ? (ii) Vì sao các khu đô thị mới xây dựng lại thiếu những cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội như hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, các chợ dân sinh, bãi đỗ xe, thiếu khu vực công viên cây xanh, …. ? (iii) Vì sao lại để cho tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường để kéo dài tình trạng ngập úng khi có mưc, không có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp dẫn đến ô nhiễm các hồ áo, các dòng sông, ô nhiệm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ….? (iv) Vì sao quý đất và hướng dẫn đầu tư để xây dựng màng lưới giao thông lại phát triển quá thấp so với chính sách đầu tư phát triển các phương tiện giao thông (nhất là phương tiện giao thông cá nhân), một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bức xúc to lớn về tình trạng ách tắc giao thông tron nội thành ? (v) v.v….

2 - Với giải pháp xây dựng nông tjhoon mới với lối sống hòa hợp với môi trường, đề nghị làm rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục một số khiếm khuyết như : (i) bọ lọng việc quản lý quá trình cải tạo và nâng cấp nhà tại các làng xóm truyền thống dẫn đến tình trạng "lai căng" về kiến trúc, không hiện đại hóa được kiến trúc cổ truyên của dân tộc, làm suy giảm sắc thài văn hóa dân tộc trên lĩnh vực này. (ii) Xử lý khối lượng rác thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư ngày càng tăng cơ học và tăng tự nhiên của các làng để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, môi sinh. (iii) Xử lý tình trạng tệ nạn xã hội có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cơ nông thôn. (iv) Vấn đề đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các xóm làng cổ truyền. (v) v.v…

3 - Với giải pháp thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh, đề nghị làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số khiếm khuyết như : (i) từ bọ công thức "ăn chắc mặc bền", "nồi đồng cối đá" để chạy theo các mốt thời trang dẫn đến hàng hóa chưa hết thời hạn sử dụng nhưng đã bị loại bọ làm tăng khối lượng rác phế thải, tiêu tốn tài nguyên, … (ii) đạo dức, phong cách sống tốt đẹp truyền thống đang bị xâm hại dẫn đến việc các tệ nạn xã hôi phát triển ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực khác nhau của đọi sống xã hội. Một trong những biểu hiện xuỗng cấp đó là tình trạng ngày càng tăng tọ· lệ thanh thiếu niên vị thành niêm phạm tội hình sự, "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhọ cán bộ, đảng viên  và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn diễn biến phức tạp, …"(Văn kiện đH XI, tr 173).  (iii) Thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt bị nhiễm bần, nhiễm độc vẫn còn tiếp tục được lưu thông rộng rái trên thị trường nhưng chưa có giải pháp, biện pháp thực sự có tính khả thị và hiệu lực cần thiết để ngăn chặn. (iv) Thế lực xã hội đen vẫn phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, với mức độ khác nhau, tại các lĩnh vực khác nhau của đọi sỗng xã hội vẫn không được khống chế một cách thích hợp. Điều đáng lưu ý là kinh nghiệm của thế giới đã xác định có sự liên kết giữa lực lượng xã hội đen với một số quan chức của chính quyền là một thực tế không được coi thưọng nhưng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh chưa có những giải pháp và biện pháp thích hợp để ngăn chặn, hạn chế chứ chưa nói gì đến loại bọ. (v) v.v…

Về hệ thống giải pháp thực hiện chiến lược

Dự thảo đề cương đề cập đến 8 giải pháp để thực hiện chiến lươc. Về cơ bản tôi tán thành các giải pháp đó. Tuy nhiện để những giải pháp có hiệu lực và hiệu quả, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật của mô hình trăng tưởng cũ làm cho môi trường sống của đất nước đang bị xâm hại dẫn đến phải xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong hoàn cảnh đó, xin có một số kiến nghị chủ yếu sau đây :

1 - Cần làm rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khuyết tật của mô hình cũ để có giải pháp khắc phục. Quá trình CNH TBCN do giai cấp tư sản và nhà nước của giai cấp tư sản tổ chức thực hiện, qua những đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của họ. Do đó, để khắc phục được những khuyết tật của quá trình CNH TBCN, phải đi từ rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế đã được chấp nhận và triển khai từ trước đến nay. Thực hiện việc rà soát, điều chình này thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ cán bộ chiến lược tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương phát triển kinh tế nói chung, phát triển từng ngành kinh tế kỹ thuật, từng lĩnh vực, từng địa phương nói riên nên họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

 2 - Kiến nghị cần đưa giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dến lên vị trí hàng đầu và làm rõ nhiệm vụ này phải được triển khai tập trung trước hết vào đội ngũ cán bộ chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Dự tháo có đề cập đến nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp, từ giới doanh nhân đến hộ gia đình là cần thiết nhưng, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước thì việc xác định đối tượng đó tuy đũng nhưng không đủ vì không xác định được đối tượng chính. Việc triển khai các giải pháp khác như giải pháp "Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cưọng vai trò quản lý nhà nước trong quá trình thực hiên chiến lược" cũng như các giải pháp khác, đều phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ chiến lược này để có thể chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng cũ để thực hiện chủ trương tăng trưởng nhanh sang mô hình tăng trưởng mới để thực hiện chủ trương tăng trưởng bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh.

N.Lang
 

Ý kiến bạn đọc
 

CHIẾN LƯọ¢C QUọC GIA Vọ€ Tđ‚NG TRƯÆ NG XANH CẦN ƯU TIÊN PHÁT TRIọ‚N Nđ‚NG LƯọ¢NG GIÓ & MẶT TRọœI HẠN CHẾ THủY Điọ†N. Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện ,khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá, lợi thế so sánh của nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bọ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trọi, năng lượng gió(Phong điện) . đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này, gần đây có một số dự án phong điện được thực hiện thí điểm ở các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu , bước đầu đã mang lại hiệu quả .Cần thiết nên triển khai ở các huyện đảo xa như các huyện đảo Lý Sơn Qủang Ngãi, huyện đảo Trưọnng Sa Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý Bình Thuận, huyện Côn đảo Bà Rịa Vũng Tàu vv… để các địa phương này chủ động về nguồn điện. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tọ· lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhọ. để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai , Nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngòai nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các Ngân hàng nước ta ưu tiên dành nguồn vốn cho các tổ chức ,hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp, để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án năng lượng mặt trọi và năng lượng gió. Nhà nước cần thiết hỗ trợ chênh lệch phần lãi vay của ngân hàng đối các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các tổ chức nghiên cứu sản xuất các lọai thiết bị năng lượng sạch. Khuyến khích các hộ , các tổ chức sử dụng các lọai thiết bị năng lượng điện sạch này ,nếu sử dụng không hết ngành điện có thể mua lại sản lượng điện dư thừa này , thực tế nhiều nước trên thế giới, các hộ nông dân trang trại không sử dụng hết năng lượng điện từ quạt gió đã bán lại cho tổ chức thu mua điện.để thực hiện có hiệu quả thiết thực Bộ tài nguyên và môi trường , Bộ công thương cần làm tốt công tác tuyên truyền trong việc phát triển nguồn năng lượng sạch để người dân ý thức được trong việc bảo vệ môi trường , thực hiện được mục tiêu CHIẾN LƯọ¢C KINH TẾ XANH của Việt nam. MINH TRÍ.

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay6,279
  • Tháng hiện tại57,649
  • Tổng lượt truy cập41,125,452
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây