|
Ảnh minh hoạ |
Nâng chế độ ưu đãi người có công Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2012.
thời điểm thực hiện quy định về các chế độ ưu đãi bổ sung đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh này sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2013, riêng một số chế độ sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 1/9 này.
Cụ thể, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, trước kia không được hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng. Ước tính có khoảng 90.000 người được hưởng chế độ này.
Ngoài ra, cũng từ 1/9, bổ sung chế độ trợ cấp người phục vụ đối với Mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…
Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015, trong đó quy định thôn đặc biệt khó khăn phải có đủ 3 tiêu chí.
Cụ thể,
tiêu chí thứ nhất là có đủ 2 điều kiện sau: 1- Tọ· lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 55% trở lên; trong đó tọ· lệ hộ nghèo phải từ 25% trở lên; 2- Có ít nhất 2 trong 3 yếu tố là: Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề; trên 50% số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 30% số hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tiêu chí thứ hai là có ít nhất 2 trong 3 điều kiện: 1- Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất; 2- Trên 50% diện tích đất canh tác có nhu cầu tưới tiêu, nhưng chưa được tưới tiêu; 3- Có 1 trong 2 yếu tố: Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thôn, bản hoặc dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp.
Tiêu chí thứ ba, có đủ 2 điều kiện sau: 1- Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; 2- Có ít nhất 1 trong 3 yếu tố sau: Chưa đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo theo quy định hoặc trên 30% số hộ chưa có điện sinh hoạt hoặc chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn.
Các giao dịch chứng khoán bị cấm Theo Nghị định
58/2012/Nđ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, giao dịch nội bộ bị cấm bao gồm các hành vi sau: Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; vô tình hay cố ý tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán bị cấm bao gồm các giao dịch sau: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;...
Ngoài ra, các giao dịch bị cấm khác như: Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bọ sót không công bố các thông tin cần thiết về một chứng khoán, gây hiểu nhầm nghiêm trọng sau đó mua hoặc bán chứng khoán đó để kiếm lợi; công ty chứng khoán thay đổi thứ tự ưu tiên đối với lệnh đặt của khách hàng;...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2012.
Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Từ ngày 15/9/2012, chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định
57/2012/Nđ-CP do Chính phủ ban hành.
Theo Nghị định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.
Nghị định cũng nêu rõ, tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.
Bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước Theo
Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, các Bộ, ngành có trách nhiệm mọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em; các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành theo quy định của pháp luật.
đồng thời, mọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong các lĩnh vực có liên quan.
UBND các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp như hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước...
Kiểm dịch thực vật quả tươi, cây, cọ trước khi nhập khẩu
Từ ngày 27/9 tới đây, quả tươi, cây, cọ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch chặt chẽ. Nội dung này được quy định rõ trong
Thông tư 39 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm: 1- Cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng để trồng trọt; 2- Quả tươi; 3- Cọ và hạt cọ các loại; 4- Sinh vật có ích và sinh vật sống khác có nguy cơ gây hại tài nguyên thực vật; 5- Gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua xử lý kiểm dịch thực vật; 6- Các vật thể khác có nguy cơ cao mang theo dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam.
Các vật thể trên phải được phân tích nguy cơ dịch hại khi vật thể nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp: Lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam hoặc có xuất xứ mới.
Các vật thể trên phải được xem xét và đánh giá lại kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đã có khi vật thể nhập khẩu thuộc một trong 3 trường hợp: 1- Có bằng chứng khoa học và thực tế về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên vật thể tại nước xuất khẩu; 2- Phát hiện dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên vật thể nhập khẩu hoặc dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên giống cây nhập khẩu; 3- Nước xuất khẩu đưa ra biện pháp quản lý dịch hại mới.
Giảm thuế xuất khẩu dừa quả xuống 0% Theo Thông tư
114/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, từ ngày 1/9/2012, thuế xuất khẩu dừa quả được giảm từ 3% xuống 0%. Việc giảm thuế xuất khẩu dừa quả từ 3% xuống 0% nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng dừa và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dừa xuất khẩu trước tình hình giá dừa quả liên tục giảm.
Từ 1/9, cấm nhập điện thoại di động, máy tính bảng cũ Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu từ ngày 1/9/2012 gồm máy in-copy in bằng công nghệ in phun, công nghệ laser; máy in-copy-fax kết hợp; máy in kim, máy in phun, máy in laser, máy fax; máy tính xách tay kể cả notebook, subnotebook, máy tính bảng, bàn phím máy tính, ổ đĩa; bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây, điện thoại di động hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác…
Các linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng của các loại sản phẩm thuộc danh mục trên cũng bị cấm nhập khẩu.
Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, không áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu trong các trường hợp: nhập khẩu để làm dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới và tái xuất sản phẩm sau quá trình sản xuất; nhập khẩu để làm phương tiện sản xuất trực tiếp hoặc làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển; tái nhập khẩu sau khi đưa ra nước ngoài để bảo hành, bảo trì hoặc sửa chữa, làm mới; nhập khẩu theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một cơ quan, tổ chức…