Chọn ngành "tốt", quản lý "hiệu quả"- Doanh nghiệp đủ sức vượt qua bão táp

Thứ năm - 26/04/2012 22:47 1.662 0
Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhọ và vừa, là đòi họi khách quan.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, trước hết doanh nghiệp (DN) trong bất kỳ tình huống nào cũng cần nghiêm túc nhận định tình thế, tự thân vận động để cứu lấy mình. đối mặt với khó khăn, DN vẫn có thể tự tái cấu trúc để xác định đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của mình, từ đó thực hiện điều chỉnh.

 

 
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty Sản xuất Vật liệu xây dựng Tulog, cho rằng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là đang phải loay hoay chọn lưÌ£a nên tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng nào. Bởi sự lựa chọn hướng đi cho DN mình hiện phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh. Mà vấn đề này, DN của ông đang thực sự lúng túng trong bối cảnh kinh tế thế giới vaÌ€ trong nước coÌ€n tiêÌ€m taÌ€ng nhiêÌ€u bất ổn.

Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trương đình Tuyển phân tích: nếu trong trường hợp có nhiều DN chọn sản phẩm giống mình, khi đó DN cần phải tạo ra sự khác biệt, xem xét thực trạng của DN mình so với đối thủ cạnh tranh. DN đối thủ hơn mình điểm gì, mình thua gì, qua đó áp dụng quy trình sản xuất, quản lý mới để nâng cao hiệu suất lao động và năng suất sử dụng vốn. Phát triển hệ thống phân phối, cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu của DN, là cách DN thể hiện bản lĩnh vươn lên khẳng định được mình.

Về vấn đề tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần DN, ông Trương đình Tuyển cho rằng việc xác định các ngành nghề cần có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tọ· lệ tham gia cụ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình tái cơ cấu DNNN cần đẩy mạnh cổ phần hóa nhóm DN này, thực hiện công khai minh bạch hoạt động của DNNN theo các tiêu chí của công ty niêm yết. đồng thời, ông Tuyển cũng lưu ý nên đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các DN thuộc các thành phần khác, đổi mới phương pháp quản trị DNNN và cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh nhận định: đã đến lúc DN cần thực hiện những khoản đầu tư chắc chắn hơn, ưu tiên hơn vào thị trường địa phương và thị trường tại chỗ, đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị nhọ, nông nghiệp và nông thôn, y tế, những dự án mà các DN có thể tiếp cận các nguồn vốn từ quốc tế. đồng thời, DN cần phải minh bạch hóa các báo cáo tài chính, các dự án, đảm bảo tốt về thị trường đầu ra, tạo dựng lòng tin cho các đối tác cung cấp vốn.

thời điểm khó khăn cũng là cơ hội tốt để các DN nắm thời cơ, thực hiện tái cơ cấu. Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, hiện cũng là thời điểm nên mua vào các cơ sở hạ tầng và hệ thống khách hàng….của các DN phá sản. Ngoài ra, phương án sáp nhập các DN cùng lĩnh vực cũng được cho là một lựa chọn tốt trong giai đoạn hiện nay. đây là cách để DN tạo thêm sức mạnh, đổi mới bộ máy quản lý, giảm chi phí, tăng hiệu quả, hạ thấp vốn vay cho phù hợp với tình hình và chuẩn bị cho chiến lược phát triển mới.

Một vấn đế khác cũng được nhiều chuyên ra khuyến nghị: nguy cơ thua lỗ, nợ nần và phá sản có thể xảy ra với bất cứ DN nào từ nhọ tới lớn nếu vấn đề quản trị DN không được thực hiện nghiêm túc. Giải pháp tổng quát cho các DN là cần gia tăng thực chất về năng lực quản trị, không ngừng hoàn thiện tổ chức và hệ thống thông qua tái cấu trúc triệt để, cắt bọ những phần không hiệu quả.

Việc Chính phủ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nói chung sẽ tạo điều kiện cho các DN tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức rằng, quá trình tái cơ cấu DN có thể làm gia tăng số DN phá sản và tăng trưởng giảm.

Tuy nhiên, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định, nếu DN lựa chọn ngành chủ lực tốt, quản lý hiệu quả, DN sẽ đủ sức vượt qua bao táp để tiếp tục phát triển.


Quang Toàn

Ý kiến bạn đọc

SỊM CÓ LọœI GIẢI VẤN đọ€ TÁI CÆ  CẤU DOANH NGHIọ†P NHÀ NƯỊC HIọ†N NAY

Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần phải làm thế nào để mang lại hiệu quả? đó là bài tóan đòi họi các ngành các cấp phải sớm có lời giải, để nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì và đẩy nhanh cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc, nếu họat động sản xuất kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Như trường hợp tập đòan điện lực Việt nam EVN, trong nhiều năm qua sản xuất kinh doanh bị thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng , vì vậy nhà nước cần sớm tái cơ cấu lại tập đòan này để sản xuất kinh doanh không bị lỗ nữa. để tránh sự độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. đối với các Nhà máy sản xuất kinh doanh thủy điện, nhiệt điện đang trực thuộc tập đòan EVN nên để hạch tóan độc lập, để tránh tập đòan vừa là người mua sản lượng điện của nhà máy, vừa là người bán điện là không thực sự khách quan. Thứ hai Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh.Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay6,275
  • Tháng hiện tại57,645
  • Tổng lượt truy cập41,125,448
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây