Khẩn trương tái cấu trúc DN
Ông Lê Tùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết, trong thời điểm hiện nay, quy mô phát triển theo chiều rộng không còn phù hợp mà phải phát triển theo chiều sâu, việc đầu tiên phải làm là quy hoạch về tổng thể kinh tế xã hội, sau đó là cụ thể từng ngành. Nhưng để triển khai được quy hoạch phải có chính sách để phát triển đi kèm thì mới khả thi được.
Lý giải về yêu cầu tái cấu trúc trong một DN nhà nước, ông Phạm Quốc Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) cho hay, trong 1.200 tọ· đồng của Nhà nước thì hiện nay Tổng Công ty đã phải đầu tư 600 tọ· đồng vào 4 chỗ hoạt động không hiệu quả gồm: Cảng Phú định, vận tải hành khách công cộng, Công ty đóng tàu An Phú và vận tải biển. Trong đó, Cảng Phú định và vận tải biển thì luôn trong tình trạng lỗ triền miên. Công ty đóng tàu An Phú, gọi là "công ty đóng tàu" nhưng thật ra không đóng chiếc tàu nào. Còn hoạt động vận tải hành khách công cộng thì năm nào lãi nhiều nhất là khoảng 10 tọ· đồng.
Riêng mảng làm ăn được là các bến xe như: Bến xe Miền Tây doanh thu 60 tọ· đồng, lãi 25 tọ· đồng, bến xe Miền đông doanh thu 120 tọ· đồng, lãi 60 tọ· đồng. Trong tương lai 2 bến xe này di dọi thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, riêng tiền giải phóng mặt bằng, mỗi bến phải bọ khoảng 1.000 tọ· đồng… Vì vậy, Samco dự kiến thoái vốn với một số DN, rà soát quy hoạch để sắp xếp lại cho phù hợp.
Còn với các chính sách hỗ trợ tái cấu trúc DN, ông Tài kiến nghị Nhà nước phải quy hoạch lại từng ngành hàng, từng sản phẩm cho phù hợp, đồng thời nên có chính sách công bố lâu dài, ít nhất phải trong 10 năm để DN yên tâm đầu tư.
Cũng là một ngành mũi nhọn của TP, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cho biết, hiện nay giá trị gia tăng của của các DN ngành công nghệ thông tin (IT) đạt trên 60 - 70%, thâm dụng vốn ít. Hầu hết các DN IT đều đang đứng trước thách thức về nhân lực quản lý bởi trình độ quản lý của các công ty IT hiện rất yếu và thiếu.
Vì vậy ông Dũng cho rằng các chương trình nhân lực của TP cần giải quyết được điều này mới thu hút được các nhà đầu tư công nghệ cao nước ngoài vào. đặc biệt, trong cơ cấu khuyến khích phát triển, TP nên dứt khoát công bố những ngành nào được ưu tiên phát triển, ngành nào không khuyến khích nữa.
Trước những phân tích sát thực của DN, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định: "Trong tái cơ cấu kinh tế, đầu tư công ở TP.HCM rất khó cắt giảm mà chỉ đặt mục tiêu là muốn đầu tư hiệu quả hơn chứ không thể giảm chi tiêu, giảm đầu tư đi. TP thiếu nhiều kinh phí đầu tư cho hạ tầng giáo dục, y tế… những lĩnh vực không thể hạn chế được mà chỉ có phân bố lại cho hiệu quả hơn thôi".
Theo ông Hà, phải cải cách được lương tâm người làm việc mới có hy vọng cải cách được thủ tục hành chính. để tái cấu trúc kinh tế, vấn đề hiện nay là phải định hình cấu trúc đó là gì, khiếm khuyết ở đâu mới có thể đưa ra biện pháp thực hiện tái cấu trúc. TP.HCM cần có những chính sách xác thực, đi vào thực tế nhanh chứ cứ chung chung thì DN khó thụ hưởng được như mục tiêu đề ra.
Sông Xanh
à kiến bạn đọc
MINH TRÃ (14:05 - 26/04/2012)
SỊM CÓ LọœI GIẢI VẤN đọ€ TÃI CÆ CẤU DOANH NGHIọ†P NHÀ NƯỊC HIọ†N NAY
Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần phải làm thế nào để mang lại hiệu quả? đó là bài tóan đòi họi các ngành các cấp phải sớm có lời giải, để nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì và đẩy nhanh cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc, nếu họat động sản xuất kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Như trường hợp tập đòan điện lực Việt nam EVN, trong nhiều năm qua sản xuất kinh doanh bị thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng , vì vậy nhà nước cần sớm tái cơ cấu lại tập đòan này để sản xuất kinh doanh không bị lỗ nữa. để tránh sự độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. đối với các Nhà máy sản xuất kinh doanh thủy điện, nhiệt điện đang trực thuộc tập đòan EVN nên để hạch tóan độc lập, để tránh tập đòan vừa là người mua sản lượng điện của nhà máy, vừa là người bán điện là không thực sự khách quan. Thứ hai Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh.Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu.
MINH TRÃ
Nguồn tin: infonet.vn