Vì thế, ngoài năng suất thì chất lượng lúa gạo cũng đã được nâng cao. |
Xây dựng mô hình trình diễn mang lại hiệu quả cao trong phát triển cây lúa ở huyện Chư Jút. Ảnh: Hồng Thoan |
Tại huyện Chư Jút, địa phương này hiện có khoảng 900 ha đất canh tác lúa nước. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp huyện đã chú trọng tới việc phát triển cây lúa chất lượng cao thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn, đồng thời tổ chức hàng chục đợt tập huấn cho nông dân ngay tại chân ruộng nên người trồng lúa ngày càng có nhận thức đúng đắn hơn về việc sản xuất theo hướng chất lượng cao.
Ông Lưu Văn Huyến ở tổ dân phố 3, thị trấn Ea T’ling cho biết: "Năm 2010, tôi được tham gia hai cuộc hội thảo của Trạm Khuyến nông huyện về việc trồng các giống lúa lai như TH 3-3, Nghi hương 2308. Từ đó đến nay, tôi cũng đã đưa các giống lúa lai vào sản xuất, năng suất lúa hàng năm đạt khá cao, khoảng 8 tấn/ha".
Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng tới việc cấp phát, hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nên đã góp phần thay đổi cơ cấu giống nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con.
Ông Lê Văn Công, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút cho biết: "Nhọ những nỗ lực trong công tác vận động, xây dựng các mô hình để bà con có thể mắt thấy tai nghe nên hiện nay, nhiều hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết đưa các giống mới, áp dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, năng suất, chất lượng lúa gạo của huyện ngày càng một nâng cao, trung bình năng suất đạt gần 6 tấn/ha. Ãiều đáng nói là bà con đã dần dần từ bọ những cách làm lạc hậu như tự để giống lúa từ năm này sang năm khác".
Còn tại huyện Krông Nô, cùng với việc chỉ đạo người dân tăng cưọng sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần, lúa cạn đã được khảo nghiệm thành công ở địa phương thì địa phương còn đặc biệt chú ý tới việc giúp nông dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Bởi hàng năm, trên địa bàn huyện dịch bệnh như rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn còn phát sinh gây hại khá nhiều, gây thiệt hại lớn cho người trồng lúa. Vì thế, việc tìm ra những bộ giống, những biện pháp canh tác nhằm hạn chế dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.
Qua nhiều năm khảo nghiệm, hiện nay, ngành Nông nghiệp huyện cũng đã chọn lọc được một số giống lúa lai, lúa thuần phù hợp với chân ruộng địa phương như Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, BTE 1, VND 95- 20, OMCS 2000.
Thông qua các hình thức khác nhau, các cán bộ nông nghiệp của huyện luôn vận động, hướng dẫn nhân dân xuống giống, chăm sóc, sử dụng các loại phân bón sinh học, vi sinh, các chế phẩm sinh học trong phòng và trị bệnh trên cây lúa nên đã góp phần cân bằng môi trường sinh thái trên đồng ruộng.
|
Nông dân Chư Jút đưa máy gặt đập liên hoàn vào thu hoạch lúa. Ảnh: Y Krăk |
Ông Ãặng Thanh Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô cho hay: "Hiện nay, năng suất lúa trung bình của huyện đạt khoảng 6,5 tấn/ha. Ãể nâng tầm cho cây lúa, năm 2013, huyện đã có kế hoạch xây dựng một mô hình lớn khoảng 20-30 ha ở xã Buôn Choáh. Tại đây, ngành Nông nghiệp huyện và nông dân sẽ cùng nhau đưa những giống mới, áp dụng các tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiến tới, huyện sẽ triển khai nhiều mô hình lớn hơn, áp dụng cơ giới hóa, đưa giống mới, kỹ thuật canh tác cao vào sản xuất".
Cũng theo ông Quang thì huyện cũng sẽ tăng cưọng công tác chỉ đạo nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng các công trình thủy lợi một cách hiệu quả, xây dựng mới, tu sửa, hoàn chỉnh hơn hệ thống kênh mương nội đồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho cây lúa.
Hồng Thoan