CSGT là một lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất

Thứ ba - 20/11/2012 21:30 1.238 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Theo ý kiến khảo sát với 5.460 cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp, 4 ngành, lĩnh vực được họ nhìn nhận tham nhũng phổ biến nhất là Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.

 

Họp báo công bố kết quả điều tra xã hội học về tham nhũng ngày 20-11
 
Ngược lại, 4 ngành, lĩnh vực mà những người tham gia khảo sát nhìn nhận ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực. đây là kết quả khảo sát sát xã hội học với đề tài "Tham nhũng nhìn từ góc nhìn của công chức, người dân và doanh nghiệp" do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp điều tra và công bố ngày 20-11 tại Hà Nội.
 
Khảo sát này được tiến hành tại 10 tỉnh, thành phố lớn cùng cán bộ cấp bộ với tổng số 5.460 người, trong đó có 1.801 cán bộ công chức, 1.058 người ở doanh nghiệp và 2.601 người dân.
 
Với cảnh sát giao thông (CSGT), những người được họi ý kiến cho rằng hành vi được coi là tham nhũng là nhận tiền và không xử phạt lỗi vi phạm của người tham gia giao thông.
 
CSGT nhận hối lộ trên quốc lộ 1A ở tỉnh Thanh Hoá - Ảnh: Tuổi trẻ
 
Các hành vi, tình huống được coi là tham nhũng khác với tọ· lệ cao còn có: Trước khi xét xử, thẩm phán nhận tiền, quà của đương sự; công chức giúp người khác một việc liên quan đến công vụ của mình sau đó nhận quà cảm ơn có giá trị 10 triệu đồng; công chức nhận quà của cấp dưới có giá trị 10 triệu đồng nhân dịp sinh nhật; cơ quan quản lý định kỳ nhận tiền, quà tặng của các doanh nghiệp; công chức nhận quà của doanh nghiệp có giá trị 10 triệu đồng; giáo viên nhận quà của sinh viên và nâng điểm thi cho sinh viên; bác sĩ, y tá nhận tiền khoảng 300.000 đồng từ bệnh nhân (ngoài chi phí theo quy định)…
 
Các khoản hối lộ lớn được nêu gồm: xin việc, giáo dục và trường học, CSGT, xin cấp sổ đọ nhà đất, dịch vụ y tế, vay vốn…
 
Tuy nhiên, một trong những thách thức trong việc phòng chống tham nhũng lại xuất phát từ chính cán bộ công chức. Điển hình, có tới 64% cán bộ công chức cho rằng, cán bộ công chức sẵn sàng tiếp tay cho đối tượng tham nhũng và 86% cho rằng tâm lý e ngại khi đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn phổ biến trong công chức. 
 
Số liệu mà cuộc điều tra xã hội học về tham nhũng ghi nhận
 
Lý do không tố cáo tham nhũng được những người họi ý kiến đưa ra, gồm: không tin tưởng vào người có thẩm quyền; ngại đụng chạm đến những người thân quen; sợ bị trù dập, trả thù; không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình; người có thẩm quyền có thể liên quan đến đối tượng tham nhũng…
 
Bà Victoria Kwaka, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, nhìn nhận hệ thống tham nhũng được nuôi dưỡng bằng cả cầu và cung, trong một vòng tròn luẩn quẩn của các vấn đề liên quan và các khoản chi trả không chính thức bị đòi họi hoặc mọi chào để giải quyết các vấn đề này.
 
"Thông điệp chính của báo cáo này là: Tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải không giải quyết được. Minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là những thể chế hiện đại cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo" - bà Kwaka nêu rõ.
 
Tại buổi công bố kết quả điều tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần đức Lượng đánh giá, ở Việt Nam, tham nhũng được nhận định là còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
 
Tuy nhiên, ông Lượng cũng nhấn mạnh, kết quả khảo sát lần này không đại diện cho ý kiến tổng thể của nhân dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức mà chỉ mang tính tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
N.Quyết-T.Kha

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    20/11/2012 14:55

    LÀM THẾ NÀO đọ‚ CHọNG TIÊU Cọ°C TRONG VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG Theo quy định hiện nay người vi phạm luật giao thông sẽ bị Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ bằng lái xe ô tô, cà vẹt xe . Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước thì Cảnh sát giao thông mới trả lại các giấy tọ đã giữ cho người có hành vi vi phạm giao thông. Thực tế hiện nay người tham gia giao thông khi có công việc phải đi xa, lỡ vi phạm an toàn giao thông đều mong muốn được xử lý để được đi ngay để lo công việc của mình, trong khi đó phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước địa điểm thì khá xa , nhiều khi trúng vào ngày nghĩ lễ tết hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật cũng rất khó cho việc nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước, vì thế nhiều lái xe sẽ tìm mọi cách đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông để được đi ngay thay vì phải đến kho bạc để nộp phạt. để tránh việc tiêu cực có thể xãy ra,đề nghị Bộ Tài chính nên phát hành biên lai có giá trị như tiền , mệnh giá lớn nhọ tùy thuộc quy định mức phạt hiện nay theo Nghị định số 71/2012/Nđ-CP của Chính phủ , có thể lực lượng Cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ phân công một người làm công việc thủ qũy, nhận biên lai có giá trị như tiền tại cơ quan tài chính và có nhiệm vụ thu tiền xử phạt đưa cho người vi phạm biên lai có giá trị như tiền tương ứng với số tiền bị phạt theo quyết định xử phạt, đồng thời có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan tài chính và kịp thời nộp vào kho bạc số tiền đã phạt trong ngày. Có như vậy sẽ hạn chế tiêu cực đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,448
  • Tổng lượt truy cập41,236,049
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây