Chưa bọ phiếu tín nhiệm là Quốc hội có lỗi với dân

Thứ ba - 29/05/2012 21:01 1.340 0

Chưa bọ phiếu tín nhiệm là Quốc hội có lỗi với dân

Chiều 28-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nhiều đại biểu đề nghị sớm tiến hành bọ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn, bởi "nếu đến cuối nhiệm kỳ vẫn chưa thực hiện là có lỗi với dân".

 
Chiều 28/5, thảo luận ở tổ về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đại biểu Bùi Thị An nhất trí với việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm nhưng phải lựa chọn các chức danh gắn với quản lý Nhà nước, nhất là các vị trí nhạy cảm. đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hưọng cho rằng, bọ phiếu tín nhiệm sẽ làm cho Quốc hội thực quyền hơn, và Chính phủ sẽ nâng cao trách nhiệm trước đảng và nhân dân hơn.
 
đồng quan điểm, đại biểu đoàn Nguyễn Thùy Trang nhất trí lấy phiếu tín nhiệm hàng năm và nếu một lần chức danh đó không đủ tín nhiệm thì nên thực hiện quy chế từ chức vì lúc đó không còn tín nhiệm để điều hành bộ, ngành mình quản lý.
 
Còn đại biểu Trần Thị Diệu Thúy đề nghị, nên quy định 2 lần bọ phiếu không đạt tín nhiệm mới xem xét miễn, bãi nhiệm. Riêng vị trí chủ chốt kỳ họp trước bọ phiếu không đạt tín nhiệm thì kỳ họp tới bọ phiếu tiếp không đạt phải bãi nhiệm ngay chứ không thể lần một bọ phiếu không đạt rồi chọ đến gần hết nhiệm kỳ mới bọ phiếu lần hai, không đủ tín nhiệm lúc đó mới miễn, bãi nhiệm.
 
"Danh sách chức danh lấy phiếu tín nhiệm cũng phải lấy ý kiến cử tri và các đại biểu Quốc hội rồi ủy ban Thưọng vụ Quốc hội mới đưa vào danh sách chứ không phải chỉ do ủy ban Thưọng vụ Quốc hội lên danh sách để lấy phiếu tín nhiệm", đại biểu Diệu Thúy nêu quan điểm.
 
Theo đại biểu đỗ Văn đương, mỗi kỳ họp nên bọ phiếu tín nhiệm một số chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Và để đại biểu có cơ sở bọ phiếu tín nhiệm, việc phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội phải có số dư, có chương trình hành động để đại biểu giám sát những việc đã và chưa làm được.
 
Cho rằng, việc bọ phiếu tín nhiệm không phải là đổi mới bởi đã được quy định tại Luật tổ chức Quốc hội và Luật hoạt động Giám sát của Quốc hội, đại biểu Võ Thị Dung đề nghị cần sớm có quy chế cụ thể để thực hiện bởi "nếu đến cuối nhiệm kỳ vẫn chưa thực hiện là có lỗi với dân".
 
Trong khi đó, đại biểu Ngô Văn Minh lại đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu việc bọ phiếu tín nhiệm và chưa đưa vấn đề này ra tại kỳ họp tới bởi quy định này có từ 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. "Có nhiều ý kiến băn khoăn liệu bọ phiếu tín nhiệm hay lấy phiếu tín nhiệm vì thực tiễn Quốc hội có trường hợp muốn cách chức một vị nhưng cơ quan trình lại đòi miễn nhiệm", ông Minh nói.
 
Liên quan tới đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu đương cho rằng, cần đưa việc thực hiện lời hứa của Quốc hội với cử tri vào đề án bởi nếu không đại biểu rất khó trả lời mỗi khi tiếp xúc cử tri. Theo ông, công tác giám sát hiện nặng về nghe báo cáo và phải giao cho các ủy ban thực quyền trong giám sát, tránh tình trạng một số đoàn đại biểu Quốc hội đi giám sát nhưng một số nơi không cho vào.
 
Không hài lòng về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa dẫn lại sự việc xảy ra ở Tiên Lãng (Hải Phòng): "đại biểu Quốc hội ngay tại Hải Phòng nhưng báo chí đăng rất lâu không thấy phát biểu gì, trong khi cử tri bầu lên và họ cần tiếng nói của đại biểu. Chưa đề cập là đại biểu nói đúng hay nói sai nhưng ít nhất phải đến tận nơi, xem xét tình hình và tọ rõ thái độ".
 
Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp Quốc hội, đB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói: "Nếu bọ phiếu tất cả chức danh Quốc hội bầu, phê chuẩn e rộng quá. ủy viên các ủy ban cũng đều do Quốc hội phê chuẩn cả. Do vậy, chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm một số chức danh từ bộ trưởng hoặc tương đương trở lên. Tôi đồng ý bọ phiếu hàng năm, bắt đầu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. 
 
để có cơ sở đánh giá, các vị thuộc diện lấy tín nhiệm cần phải có lời hứa, chương trình hành động để đBQH xem xét. Bọ phiếu tín nhiệm 2 lần không đạt sẽ miễn nhiệm. Tuy nhiên, nếu lần đầu tọ· lệ tín nhiệm quá thấp, chỉ đạt 10% thôi chẳng hạn thì phải xem xét, không nhất thiết đợi đến 2 lần".
 
Có thể rút ngắn thời gian kỳ họp Quốc hội
 
Liên quan tới đổi mới hoạt động Quốc hội, đB Nguyễn đức Chung, đại tá, Phó Giám đốc CATP Hà Nội kiến nghị, ít nhất 1 năm nên có 2 lần tổ chức họp trực tuyến để các ủy ban của Quốc hội xem xét các vấn đề cử tri bức xúc. 
 
Ông nói: "Có thể tăng lên 3 tháng 1 lần, càng nhiều càng tốt vì hiện nay cử tri quan tâm tới nhiều vấn đề bức xúc. Nếu kết hợp được với các vấn đề của UBTVQH và tiến hành chất vấn thì rất tốt...". đB Nguyễn đức Chung cũng cho rằng, còn có thể rút ngắn hơn nữa thời gian kỳ họp nếu làm tốt các công tác liên quan như gửi tài liệu sớm để các đB nghiên cứu hay khi thảo luận thì chỉ tập trung những ý kiến còn khác nhau...
 
PV (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

VIọ†C LẤY PHIẾU TÍN NHIọ†M đọI VỊI CÁC VỊ LÃNH đáº O NÊN ọž THọœI Điọ‚M NÀO


đề án đổi mới của quốc hội việc bọ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước , Quốc hội, Chính phủ là đúng đắn , tuy nhiên cần thiết có phải hàng năm phải lấy phiếu tín nhiệm có nên không? Qua nghiên cứu của các nước trên thế giới, hiện nay các nước nếu có lấy phiếu tín nhiệm , nhưng tùy theo thời điểm thích hợp, như nước Hy lạp do Chính phủ điều hành quản lý nền kinh tế yếu kém liên tục các năm để tình hình lạm phát quá cao, đầu tư tài sản công kém hiệu quả , ngân sách nhà nước không có năng hòan trả nợ vay kể cả trong và ngòai nước, nhà nước không có nguồn để chi lương cho bộ máy nhà nước, không có nguồn để chi cho các đối tượng thuộc trợ cấp xã hội, và ý kiến phản đối của người dân buộc quốc hội nước này phải lấy phiếu tín nhiệm của chính phủ với kết quả thấp đã giải tán chính phủ và thành lập chính phủ mới. Hoặc tại nước Ý có trường hợp vị Thủ tướng vi phạm về đạo đức nhân cách, có hiện tượng tiêu cực, do vậy quốc hội bọ phiếu tín nhiệm yêu cầu thủ tướng phải từ chức. Hoặc một vị Bộ trưởng nước Nhật khi đi ra nước ngòai dự hội nnghị quốc tế, nhưng do trong quá trình họp không nghiêm túc bị ngủ gật trong khi họp, người dân theo dõi có ý kiến và quốc hội đề nghị vị Bộ trưởng này phải từ chức. Qua thực tế của các nước xin đề xuất, không nhất thiết hàng năm quốc hội phải lấy phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo như đề án, mà quốc hội nên xem xét cơ quan chính phủ người điều hành quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội từ Thủ tướng đến các vị Bộ trưởng nếu liên tục hai năm trở lên mà Chính phủ không thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết của quốc hội đề ra, hoặc để tình hình lạm phát , đầu tư công không hiệu quả không khắc phục được , thì quốc hội nên quyết định lấy phiếu tín nhiệm đối với tập thể chính phủ , nếu tọ· lệ quá thấp chưa quá bán, thì đề nghị Chính phủ từ chức và thành lập Chính phủ mới, như vậy quốc hội không nhất thiết lấy phiếu tín nhiệm riêng đối với Thủ tướng. trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội nếu có vi phạm về đạo đức nhân cách, có dư luận không tốt trong nhân dân, thì quốc hội quyết định lấy phiếu tín nhiệm hoặc các vị tự giác từ chức. đối với các vị Bộ trưởng là thành viên của chính phủ , nếu qua dư luận nhân dân có rất nhiều ý kiến nhận thấy vị bộ trưởng đó không hòan thành nhiệm vụ của bộ ngành mình, thì quốc hội nên lấy phiếu tín nhiệm hoặc vị bộ trưởng đó tự giác từ chức. MINH TRÍ
 Tags: quốc hội
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay2,951
  • Tháng hiện tại50,449
  • Tổng lượt truy cập41,231,050
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây