Cơ quan thẩm tra dự luật Giá là ủy ban Tài chính Ngân sách QH đề nghị loại bọ mặt hàng sắt, thép, xi măng ra khơi diện bình ổn. Các mặt hàng bình ổn chỉ còn lại 12 nhóm, trong đó có điện và xăng, dầu thành phẩm. đây cũng là những mặt hàng có tên trong danh mục Nhà nước định giá.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về việc đưa xăng, dầu, điện vào diện mặt hàng Nhà nước định giá, vì lo ngại như vậy là đi ngược lại với quy luật kinh tế thị trường cũng như những cam kết Việt Nam đã ký khi gia nhập WTO.
"Xăng, dầu, điện đã xác định đi theo cơ chế thị trường rồi, làm sao Nhà nước định giá được, có chăng chỉ bình ổn giá thôi chứ?", vấn đề Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt ra được Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển lý giải: Sở dĩ vẫn đưa các mặt hàng này vào diện Nhà nước định giá bởi đây là những mặt hàng còn tọ· lệ độc quyền cao. đại diện cho cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, cũng giãi bày: Xăng dầu, điện nước của chúng ta là theo giá thị trường nhưng rõ ràng trong vài năm tới, Chính phủ vẫn phải định giá bởi hai lĩnh vực này chưa thể bọ được tình trạng độc quyền.
|
Dự luật Dự trữ quốc gia lần đầu tiên được Chính phủ trình tại phiên họp TVQH sáng 11.4, quy định phạm vi hàng dự trữ quốc gia bao gồm các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu và tiền. Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết khi thẩm tra dự luật, đa số ý kiến trong thưọng trực ủy ban đề nghị không nên quy định dự trữ quốc gia bằng tiền mà chỉ nên dự trữ bằng hàng hóa, vật tư thiết yếu.
à kiến của cơ quan thẩm tra nhận được tán thành của đa số thành viên ủy ban TVQH. Ngoài nội dung trên, đa số ý kiến phát biểu tại phiên họp bày tọ băn khoăn khi dự luật quy định danh mục hàng dự trữ quốc gia quá rộng và chung chung, dễ dẫn tới sự tùy tiện khi triển khai, áp dụng trên thực tế. Vì vậy, ủy ban TVQH đề nghị ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát, thu hẹp lại để hoàn chỉnh dự luật trình QH xem xét, thảo luận tại kỳ họp tới.
Cũng trong ngày 11.4, ủy ban TVQH đã thảo luận về những vấn đề khác nhau của dự luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Bảo Cầm