Mạn bàn về lãi suất Ngân hàng và doanh nghiệp

Thứ năm - 12/04/2012 00:11 1.208 0
Chúng ta đều biết nền kinh tế có phát triển hay không chính là sự làm ăn có hiệu quả của các tập đoàn của các doanh nghiệp kể cả nhà nước và tư nhân, trong thời gian vừa qua có nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân phải vay với lãi suất vay quá cao nên kinh doanh không hiệu quả, có nhiều đơn vị lỗ phải phá sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, chứng khoán đều ảo.
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Nợ đọng thuế nhiều doanh nghiệp tiếp tục bị "chồng chất", không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Trước tình hình đó nếu cứ thắt chặt tiền tệ quá mức với tiêu chí dùng  lãi suất cho vay quá cao để  giảm lạm phát là không phù hợp và không hiệu quả với điều kiện nước ta, các doanh nghiệp cần vốn để họat động không vay được trong các ngân hàng buộc phải vay bên ngòai tín dụng đen, đây là họat động tiền tệ không lành mạnh, họat động kinh doanh không hiệu quả sẽ dẫn đến bóp nghẹt nền kinh tế.

Thực chất của vấn đề lạm phát hiện hay ở nước ta giá hàng hóa tăng do tất cả các nguyên vật liệu đầu vào đều tăng mặt khác vốn kinh doanh  đi vay với lãi suất cao quá do vậy tất cả đổ vào sản phẩm và giá thành vì vậy giá đã tăng theo cấp số nhân, đương nhiên  tình hình kinh tế  trong những tháng qua dư luận cho rằng việc thắt chặt tiền tệ  để chống lạm phát đã có hiệu quả và tình hình lạm phát đã dần giảm và  ổn định, nhưng quan điểm cần thiết thắt chặt cái gì và nên mở cái gì để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục ổn định phát triển. Thì lại là bài toán khác hơn vì theo ý kiến của các chuyên gia và thực tế đã chứng minh, vấn đề giá cả thị trường có xuống là do các nguyên nhân sau:

-Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh vì thu nhập kém hơn nhiều (các doanh nghiệp thua lỗ. Phá sản, dẫn đến thất nghiệp, không thu nhập) nhu cầu tiêu dùng bị giảm tự nhiên và có làm gì ra tiền để mà mua đây là phản ứng dây truyền.

-Vì không thể bán được sản phẩm với giá cả leo thang, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng vì vốn đi vay hàng không bán được thì sẽ kéo theo ứ đọng vốn và nợ chồng nợ  gọi là "nợ kép" dẫn đến phải có các chiêu bài khuyến mãi, hạ giá để giải phóng  hàng tồn kho thu hồi vốn.

-Vì khó khăn quá nên các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thì càng lỗ do vậy đành đóng cửa, ngừng sản xuất do vậy vấn đề tiêu thụ nguyên vật liệu cũng giảm vì vậy nguồn cung cũng giảm theo đó là tác dụng dây truyền chứ không phải là lạm phát hạ nhiệt mà thực chất là nền kinh tế đang yếu đi.


Hạ trần lãi suất, động thái tích cực nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta ổn định phát triển, khôi phục lại các doanh nghiệp hiện nay đang bị đình trệ sản xuất kinh doanh

Với những sức ép lớn vì sự phát triển và ổn định nền kinh tế là một phần nhưng phần quan trọng hơn mà có lẽ ai cũng nhìn thấy là nếu không hạ lãi suất thì hệ thống ngân hàng cũng không còn khách hàng để mà khai thác kiếm lợi nhuận "vô biên" như trước nữa vì những khách hàng đã vay rồi thì đang tìm cách thoát ra , còn các khách hàng cần vay thì có vay cũng chẳng để làm gì vì lãi ấy có "tài thánh" cũng chẳng kinh doanh gì để có đủ tiền trả lãi hàng tháng cho Ngân hàng.

Thế là đồng tiền "nằm chết" đấy không có hoạt động quay vòng vì vậy chính hệ thống này cũng phải thua lỗ và phá sản theo nếu không hạ lãi suất về mức bình quân có thể chấp nhận được là 10%/năm.

Hiện nay ngân hàng nhà nước hạ trần lãi suất xuống 12%, đây là động thái tích cực nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta ổn định  phát triển, khôi phục lại các doanh nghiệp hiện nay đang bị đình trệ sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để có thể nguồn vay ngân hàng đến tay các doanh nghiệp là một vấn đề nan giải. Hiện nay chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
"lời phát biểu rất mạnh của ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại buổi họp báo hôm qua tại Hà Nội. Ông nói rằng tôi  sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu các doanh nghiệp làm ăn chính đáng và có hiệu quả thì sẽ được vay vốn với lãi suất từ 14-16% /năm,  "Các nhà báo nào có các doanh nghiệp như thế mang đến đây Ngân hàng sẽ giải quyết".

Nhưng nói thật giả sử nếu các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn mà phải gặp đến Thống đốc mới giải quyết được thì có lẽ lúc ấy doanh nghiệp cũng chết rồi ? Vì có tới bao nhiêu doanh nghiệp như thế mặt khác  nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu ngành ngân hàng đâu có làm việc ấy ?

Nhưng thực chất lời phát biểu ấy đã vơi đi lỗi lo của các doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh chân chính và hiệu quả. Vì nếu các ngân hàng mà còn gây khó khăn thì.... cũng đã có thêm một cánh cửa để các doanh nghiệp đi và đến gõ ...? và có hy vọng để nuôi?

đề nghị ngân hàng nhà nước quy định khung lãi suất cho vay của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay, không cần thiết quy định lãi suất đối huy động tiền gửi tiết kiệm, từng ngân hàng tự hạch tóan nên huy động mức tọ· lệ% nào thấy có lãi và bù đắp chi phí. Giảm lãi biên về mức phù hợp chỉ từ 2 đến 2,5% năm. Nếu thực hiện được như vậy chắc chắn các ngân hàng sẽ có lãi và doanh nghiệp cũng có lãi.

Ngân hàng nhà nước tăng cưọng kiểm tra, nếu ngân hàng nào gây khó khăn không cho các doanh nghiệp vay thì cần có biện pháp xử lý kịp thời; nếu phát hiện ngân hàng nào cho vay đối các doanh nghiệp vượt quy định sẽ xử lý nghiêm đối ngân hàng này. đây cũng là giải pháp chính sách của nhà nước trong việc điều tíêt hài hòa giữa ngành ngân hàng với các doanh nghiệp.

Trong quá trình cho vay các ngân hàng cần phải chặc chẽ, nếu doanh nghiệp nào có phương án kinh doanh có hiệu quả thì được vay, còn không thì kiên quyết không cho. Nếu thực hiện được hy vọng trong tương lai họat động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả và họat động trên thị trường tiền tệ sẽ lành mạnh.

Mặt khác khắc phục hạ ngay lãi suất các khoản cho vay trước đây cao ngất trọi về mức lãi suất hiện tại bằng mọi cách để giúp các doanh nghiệp hạ nhiệt nợ chồng nợ hàng tháng. Vấn đề này nếu không được giải quyết sẽ kéo theo nợ xấu tăng nhanh và nguy cơ phá sản sẽ là hệ thống chứ không phải là chỉ có các doanh nghiệp vay vì chủ nợ của tất cả các khoản vay hiện nay đều quay vòng tròn từ  hệ thống Ngân hàng.

MaiHuy,Minh trí

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: doanh nghiệp
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay4,699
  • Tháng hiện tại56,069
  • Tổng lượt truy cập41,123,872
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây