Chuyện "đọi cha ăn mặn…" trong thiên nhiên

Thứ sáu - 22/06/2012 10:44 1.607 0
Sự xung đột lợi ích tiến hóa giữa con cái và con đực trong thế giới động vật nhiều khi dẫn đến bạo lực tình dục, tác động xấu tới khả năng sống của con cái.
Các nhà sinh học Italia cho thấy rằng sự quấy nhiễu tình dục thô bạo của những con đực loài cá Poecilia reticulate (cá bảy màu) không chỉ gây đau khổ cho những con cái mà còn làm ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau. "Kiều nữ" của những ông bố bạo dâm nhọ con hơn các bạn cùng lứa, còn các "thiếu gia" kém cọi trong chuyện tình ái.

 

 
 

Trong thế giới động vật con cái và con đực "đầu tư" vào thế hệ sau với mức độ rất khác nhau. Thông thưọng "phái nữ" phải "lao tâm khổ tứ" cho con hơn hẳn "phái nam" nên số lượng những con cái sẵn sàng cho việc phối giống rất hạn chế so với những con đực. Sự mất cân bằng giới tính này dẫn đến tình trạng con đực tìm cách cưỡng bức tình dục càng nhiều càng tốt trong khi con cái trốn chạy bằng mọi giá. Không phải lúc nào những con cái cũng tránh được những "cuộc yêu" ngoài ý muốn và đôi khi chúng phải trả giá bằng mạng sống.

Những gã "dê xồm" dưới biển

Tại một vùng đảo thuộc Nam Mỹ có loài cá Poecilia reticulate. Những con cái của loài cá bảy màu này hàng giọ hàng phút phải đối mặt với sự tấn công tình dục từ phía những con đực. Trong khi đó các "nàng" chỉ thực sự muốn "yêu" trong 2 - 3 ngày đầu của mỗi chu trình phát dục kéo dài trung bình 25 - 30 ngày. để được giao phối, những con đực sử dụng những chiến lược khác nhau: con nào có tính ga lăng thì tán tỉnh, nhảy múa và khoe sắc, con nào ưa bạo lực thì rình rập để cưỡng bức.

Thực tế trong thế giới động vật cho thấy rằng sự cưỡng bức tình dục làm giảm khả năng sống của những con cái và điều đó trước hết là do chúng bị tổn thương về thể lực. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa nghiên cứu nhiều về tác động của việc xâm hại tình dục đối với thế hệ sau và kết quả của các công trình nghiên cứu hiếm hoi lại cũng trái ngược nhau.

Các nhà sinh học Italia đã theo dõi hiệu ứng của các cuộc cưỡng bức tình dục từ phía các con đực của loài cá Poecilia reticulate đối với khả năng sống của con cái và đối với thế hệ sau ở các mức độ khác nhau. Họ đã bắt 62 con cái và chia thành hai nhóm với số lượng bằng nhau. Hai nhóm này chịu sự cưỡng bức tình dục không giống nhau. Tại nhóm một mỗi con cái bị nhốt chung với ba con đực tại một khoang riêng của bể nước trong vòng một ngày (gọi là nhóm bị xâm hại yếu - low sexual harassment, LSH). Các con cái của nhóm thứ hai bị nhốt chung với những con đực suốt 8 ngày (gọi là nhóm bị xâm hại mạnh - high sexual harassment, HSH). Sau đó các nhà khoa học so sánh khả năng sinh sản và tuổi thọ của những con cái. Họ gom cá bột sau mỗi lứa đẻ và đo các chỉ số như độ dài của cơ thể, khả năng bơi lội, tọ· lệ cái đực của lứa cá mới nở, độ dài của cá trưởng thành và chất lượng phối giống của những con đực thế hệ sau.

Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa những con cái trong hai nhóm thí nghiệm về khả năng sinh sản cũng như tuổi thọ. Trong khi đó những con cái của nhóm HSH bị gạ gẫm nhiều gấp 15 lần so với nhóm LSH (dưới hình thức tán tỉnh hay tấn công tình dục) và chúng cũng giao phối nhiều gấp 6 lần. Các tác giả cho rằng trong tự nhiên kết quả có thể không giống như vậy - sự quấy nhiễu của con đực khiến con cái mất khoảng 25% phần thời gian dành cho việc tìm kiếm thức ăn (còn trong điều kiện nuôi nhốt thì thức ăn luôn có sẵn).

Quả báo

Việc nghiên cứu thế hệ sau lại cho những kết quả khác nhau. Cá bột được nhốt trong 11 hộp nhựa với số lượng 6 con/hộp. Khi cá bột được đưa vào hộp thì giới tính của chúng chưa phát lộ nên tọ· lệ đực cái trong các hộp khác nhau. Yếu tố này được tính đến khi so sánh thông số  ở những con cá khi chúng lớn lên. Chiều dài cơ thể cũng như khả năng bơi lội của của cá bột từ hai nhóm cá mẹ không khác biệt nhau. Các tác giả nghiên cứu cũng không tìm thấy sự khác biệt về tọ· lệ giới tính và khả năng sống sót của cá bột. Nhưng khi cá con lớn lên thì các nhà khoa học nhận thấy rằng "kiều nữ" của nhóm cá mẹ HSH có kích thước cơ thể nhọ hơn hẳn so với con của nhóm LSH.

Sự so sánh chất lượng phối giống của các "thiếu gia" cũng đem lại những kết quả rất khác nhau. Chẳng hạn, về màu sắc thì không có sự khác biệt giữa cá đực là con của hai nhóm cá mẹ. Nhưng về chiều dài của bộ phận sinh dục thì có sự khác biệt - con của nhóm cá mẹ LSH có "biểu tượng giống đực" dài hơn 3% so với con của nhóm cá mẹ HSH. 

Con đực là con của nhóm cá mẹ LSH thành công hơn con của nhóm cá mẹ HSH trong việc tấn công bằng bộ phận sinh dục, dẫn đến sự giao phối cưỡng bức. Trong khi đó tần số những đường bơi dích dắc trong khi tán tỉnh của những con đực từ hai nhóm cá mẹ không khác nhau.

Các nhà khoa học cũng tìm hiểu mức độ hấp dẫn của các "thiếu gia" đối với các con cái. Họ cho một con cái vào hộp chính giữa, cho hai con đực (một của nhóm mẹ LSH, một của nhóm mẹ HSH) vào hai hộp hai bên. Sau thời gian 20 phút để cá làm quen với nhau, các nhà khoa học ghi lại hành vi của các con cá để tính xem có bao nhiêu lần cá cái tiến lại gần cá đực ở hộp trái hay hộp phải. Hóa ra cá đực từ nhóm cá mẹ LSH hấp dẫn với các con cái hơn nhóm cá đực từ nhóm mẹ HSH.

Như vậy là những con mẹ của loài cá bảy màu bị tấn công tình dục quá mức đã sinh ra những con cái có kích thước cơ thể bé nhọ và sinh ra những con đực có bộ phận sinh dục ngắn hơn, ít thành công hơn trong việc tán tỉnh cũng như cưỡng bức con cái.

Các nhà sinh học Italia giải thích kết quả này bằng những yếu tố di truyền cũng như phi di truyền. Nếu cho rằng những đứa con của nhóm mẹ HSH có tọ· lệ những ông bố thành công trong việc cưỡng bức tình dục cao hơn thì về mặt lô gích chúng sẽ thừa hưởng đặc tính này. Nhưng chúng ta lại chứng kiến hiệu ứng ngược, có nghĩa là yếu tố di truyền "câm tiếng" trong việc này. Tần số giao hợp cao ở nhóm con mẹ cũng có thể làmtăng mức cạnh tranh của tinh trùng. Nếu tinh trùng có tọ· lệ thụ thai cao hơn lại có chất lượng thấp thì hậu quả sẽ ra đọi những đứa con trai chất lượng thấp. Tuy nhiên, những biểu hiện về hậu quả của sự cạnh tranh tinh trùng khi cá con lớn lên chưa được nghiên cứu.

Các tác giả công trình nghiên cứu đặt giả thiết rằng có thể diễn ra kịch bản thay thế. Sự cưỡng bức quá mức mà nhóm cá mẹ HSH phải chịu đựng tác động lên thế hệ sau chỉ đơn giản là do cá mẹ bị stress. Mật độ hoóc môn stress cao có thể tác động tiêu cực đối với kích thước và hành vi của cá con. Ngoài ra, việc cá mẹ bị tổn thương khi bị cưỡng bức tình dục cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn và ảnh hưởng xấu tới chất lượng trứng cũng như chất lượng cá con. Cuối cùng, chất lượng cá con của nhóm cá mẹ HSH thấp cũng có thể là hậu quả của việc nhóm này sinh nhiều con hơn so với nhóm LSH.

 

Trần Quang Vinh (theo Elementy)

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,673
  • Tổng lượt truy cập41,126,476
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây