VEA đề nghị bọ thủy điện tích năng, giảm nhiệt điện than

Thứ sáu - 22/06/2012 10:43 1.559 0
(TBKTSG Online) - Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) sẽ kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội xem xét loại bọ, không triển khai các dự án thủy điện tích năng, chưa tính điện nguyên tử vào sản lượng điện năm 2020, loại bọ các dự án nhiệt điện chạy than thiếu cơ sở xây dựng.
Theo Hiệp hội năng lượng Việt Nam, nguồn nhiên liệu để phát điện như than, khí đang dần cạn kiệt - Ảnh: Văn Nam

 

Dự kiến tọ trình về xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 này sẽ được VEA trình Chính phủ, Quốc hội vào tuần tới.

Thông tin trên được ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA cho biết qua trao đổi với thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 6-6. Tọ trình này được soạn thảo bởi một hội đồng gồm các nhà khoa học về điện, cơ khí, dầu khí, than, khoáng sản, thủy điện…

Trong tọ trình này, VEA sẽ nêu nhiều ý kiến phản biện một số mục tiêu phát triển ngành điện cả nước được đưa ra trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 (Quy hoạch điện VII) được Chính phủ phê duyệt hồi tháng 7-2011.

Theo quy hoạch điện VII, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt tổng công suất nguồn là 75.000 MW, tăng hơn gấp ba lần so với tổng công suất hiện nay là 24.000 MW. 

Ông Ngãi cho biết, VEA sẽ đề nghị giảm tổng công suất điện xuống ở mức thích hợp cho các năm tới chứ không giữ mức tăng đến 75.000 MW theo như quy hoạch điện VII, bởi căn cứ theo tiến độ đầu tư các dự án điện như hiện nay thì sẽ rất khó đạt được chỉ tiêu này.

Bên cạnh đó, VEA cũng sẽ đề nghị nên tăng nguồn năng lượng tái tạo. Chẳng hạn như quy hoạch điện VII đề ra mục tiêu đến 2020 đạt 1.000 MW công suất điện gió, VEA sẽ đề xuất nên tăng sản lượng điện gió lên 9.000 MW vào năm 2020.

Nâng vốn dự án thủy điện Sơn La lên hơn 60.000 tỉ đồng

Ngày 5-6, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án thủy điện Sơn La lên khoảng 60.195 tỉ đồng. Trong đó, riêng phần chi phí xây dựng, thiết bị công trình thủy điện Sơn La gần 35.000 tỉ đồng, kinh phí cho di dân, tái định cư khoảng 20.290 tỉ đồng và các công trình giao thông tránh ngập chiếm hơn 5.000 tỉ đồng.

Ban đầu, dự án thủy điện Sơn La gồm 6 tổ máy với tổng công suất 2.400 MW, tổng vốn đầu tư gần 42.500 tỉ đồng, do Tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Sau một vài lần điều chỉnh, đến nay tổng vốn đầu tư dự án lên đến hơn 60.000 tỉ đồng, đã vận hành 5/6 tổ máy cung cấp cho lưới điện quốc gia hơn 6 tỉ kWh điện. Dự kiến tổ máy cuối cùng cũng sẽ được vận hành vào tháng 8 năm nay.


Ý kiến bạn đọc
MINH TRÍ

Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi, có bọ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi, nên dễ dàng phát triển năng lượng mặt trọi, năng lượng gió. đây là loại năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tọ· lệ từ 30 đến 50%, đây là con số không phải là nhọ.

để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai, Nhà nước nên kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Các ngân hàng nên ưu tiên dành nguồn vốn cho các tổ chức, hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp, để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án năng lượng mặt trọi và năng lượng gió.

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập259
  • Hôm nay7,001
  • Tháng hiện tại58,371
  • Tổng lượt truy cập41,126,174
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây