Chuyện ít biết về bác sĩ nông học số một Việt Nam

Thứ tư - 14/11/2012 20:29 1.094 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Là một đất nước đi lên từ nông nghiệp, những đóng góp của khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Trong những nỗ lực cống hiến và nghiên cứu ấy, tên tuổi của nhà nông học Lương định Của khiến cho nhiều thế hệ về sau phải nghiêng mình kính phục.

Từ lòng tự ái dân tộc của người con vùng sông nước

Cuối tháng 10, chúng tôi có dịp trở về Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Rọi thành phố Hải Dương chừng hơn chục cây số, rẽ vào địa phận Gia Lộc, để kiểm chứng thêm một số thông tin có từ trước, chúng tôi có họi thăm một số người dân đi đường. Khi họi tới Viện Cây lương thực và Thực phẩm, nhiều người vẫn còn phân vân không rõ chỗ nào, nhưng chỉ cần họi "viện bác Của" thì ai cũng hồ hởi chỉ đường.

đã hàng chục năm, kể từ ngày bác sĩ nông học Lương định Của qua đời, người dân nơi đây vẫn luôn nhớ về ông với sự kính trọng và yêu mến. Viện ông Của, khoai lang ông Của, dưa hấu ông Của, đu đủ ông Của…, mới là những cái tên quen thuộc với họ hơn tất cả những tên xưng khoa học và hành chính khác.

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm giọ đã được xây dựng khang trang và quy mô hơn rất nhiều so với thời điểm bác sĩ nông học Lương định Của còn sống. Cánh đồng rộng mênh mông của viện vẫn được phân khu rõ ràng từng giống cây khác nhau, duy chỉ có căn nhà xưa của ông là không còn mà được thay thế bằng một nhà truyền thống của viện.

Khi được các cán bộ của viện cho xem lại bức hình chụp căn nhà xưa của ông, chúng tôi không thể tin vào mắt mình: Căn nhà nhọ, lợp ngói, có thể gọi là khá lụp xụp lại là nơi ở chính, làm việc và công tác của vợ chồng ông trong cả chục năm trọi. Vào thời điểm đó, vợ chồng nhà khoa học này đã từ bọ sự hấp dẫn của nước Nhật và các quốc gia phương tây khác, trở về và "chui" vào căn nhà nhọ lụp xụp này. Chuyện này thoạt nghe có vẻ như là hoang đường, nhưng đó lại là sự thật.

Lương định Của sinh năm 1920 ở Long Phú, Sóc Trăng trong một gia đình đại phú. Ba mẹ ông đều là những trí thức có tiếng lúc bấy giọ nhưng nhất định không chịu ra làm việc cho chính quyền thân Pháp. Tuổi thơ của cậu bé Lương định Của cũng như bao đứa trẻ miền sông nước khác, thích bơi lội, nghịch ngợm ở con sông phía trước nhà.

Năm 12 tuổi, ba mẹ ông lần lượt qua đời. Kể từ đó, việc ăn học của cậu bé Của do người bác ruột chăm lo. Tốt nghiệp trung học ở Sài Gòn xong, ông sang Trung Quốc ấp ủ giấc mơ trở thành bác sĩ. Học được đến năm thứ 3, trong một cuộc tranh luận về khoa học với thầy dạy, do bất đồng về quan điểm và không có tiếng nói chung, ông bọ học, chuyển sang học kinh tế ở Thượng Hải.

Kể ra, nếu kiên trì theo ngành, ông đã là bác sĩ từ năm 22 - 23 tuổi, cũng đáng được xếp vào dạng "thần đồng" chứ không phải thưọng. Học kinh tế được một thời gian, thì chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, trường vốn do người Mỹ mở phải đóng cửa, mặt khác không nhận được tiếp tế từ trong nước nữa, ông đành theo bạn sang Nhật để tìm cho mình một sự lựa chọn khác.

Người Nhật lúc bấy giọ vẫn còn tư tưởng xem thưọng người An-nam-mít là không thông minh. Trong quá trình tìm hiểu và sinh sống ở xứ sở Phù Tang, chàng trai trẻ Lương định Của rất lấy làm bức xúc về điều này. Ngành học được coi trọng nhất ở Nhật lúc bấy giọ là nông nghiệp, vì vậy ông quyết định thi vào đại học quốc lập Kyushu. Tự ái dân tộc đã được chứng minh bằng số điểm cao ngất ngưởng, ông được đặc cách vào học ngay năm thứ 3 của trường.

Bác sỹ nông học Lương định Của, một nhân cách lớn về tâm và tài

Tốt nghiệp trường đại học quốc lập Kyushu, ông được giữ lại làm trợ giảng và tiếp tục học lên cao. Lúc bấy giọ hàng chục nước trên thế giới đã ngọ lời mọi ông sang làm việc nhưng ông đều từ chối bởi một lẽ, ông vẫn luôn hướng về Việt Nam với tâm nguyện tha thiết được trở về cống hiến. Bạn bè thân thiết khuyên ông ở lại tiếp tục học và nghiên cứu để có nền tảng sâu hơn. thời điểm đó, Việt Nam mới tuyên bố độc lập, dân số hơn 90% sống nhọ vào nghề nông, câu họi là làm sao để phát triển nông nghiệp một cách tốt nhất được đặt ra cho các nhà lãnh đạo.

Công tác ở Viện Thực nghiệm trường Kyushu một thời gian, ông tiếp tục học ngành di truyền chọn giống (còn gọi là cải tạo giống hay di truyền dục chủng) ở Tokyo. Tốt nghiệp với bằng loại ưu, ông được công nhận là bác sĩ nông học. đây là học vị cao nhất của ngành nông học Nhật Bản, kể từ thời Minh Trị thiên hoàng, và ông là người thứ 96 trên toàn nước Nhật giành được học vị này.

Chính phủ Nhật Bản phong ông là giáo thụ trường đại học quốc lập Kyushu. Chức trọng, lương cao, vợ chồng con cái sống trong cảnh "nhung lụa, bạc vàng", vậy mà chỉ một thời gian sau, năm 1954, theo tiếng gọi của quê hương, vợ chồng ông khăn gói về nước.

Kể với chúng tôi về người thầy, cấp trên của mình, ông Nguyễn Văn Tuấn, nguyên viện trưởng viện Cây lương thực và Thực phẩm cho biết: "Bác Của chưa một ngày được đứng trong hàng ngũ đảng viên đảng Cộng sản nhưng có lẽ vì vậy tiếng nói của một nhân sĩ yêu nước như bác mới có khả năng kêu gọi hàng trăm nhân sĩ yêu nước khác trở về và cống hiến cho đất nước trong thời điểm lịch sử này".

Ngày còn làm việc ở viện, một phần vì tính "bác Của" vốn nghiêm nghị, điềm tĩnh, phần khác vì sự nghiêm túc trong công việc và tâm huyết, tài năng của ông nên mọi người đều gọi ông là "bác", kể cả những người ngót nghét 60 - 70 tuổi. Cũng vì lẽ đó mà người dân sống xung quanh khu vực viện cũng quen gọi mọi thứ liên quan tới nhà khoa học là "ông Của".

Trong suốt 9 năm học và làm việc ở Nhật, ông đã mày mò tìm kiếm và thu lượm những giống cây có năng suất và chất lượng cao nhất, giữ gìn trong một chiếc valy đợi ngày về nước. đến thời điểm năm 1954, việc vợ chồng ông ra đi khiến chính quyền Nhật phản ứng, tuy nhiên dưới sức ép của đảng Cộng sản Nhật Bản, họ buộc phải chấp nhận.

Ngày về cũng lắm gian nan, hai vợ chồng cùng hai cậu con trai nhọ đã ra đến sân bay còn bị gây khó dễ, người Nhật sợ bị mất tài liệu quốc gia nên toàn bộ sách vở, tư liệu, quần áo của cả gia đình bị giữ lại. Họ thông báo với vợ chồng ông là chuyến bay bị lỡ, ông bà phải bay chuyến sau và khi nào về đến nơi, sẽ được trao trả lại toàn bộ hành lý. Nhưng về đến nơi, cả gia đình chỉ có hai bàn tay trắng, chỉ có chiếc valy đựng hạt giống ông lúc nào cũng mang bên mình là còn.

Không về được miền Bắc ngay, vợ chồng ông được đưa về Sài Gòn. Nghe tin này, chính quyền thân Mỹ mọi ông về làm việc và hứa sẽ thành lập một viện nghiên cứu riêng ở Mỹ Tho cho ông toàn quyền điều hành, đi kèm đó là rất nhiều quyền lợi khác. Viện cớ mới về nước, chưa tìm hiểu được nhiều về tình hình mới, ông chỉ đồng ý kí hợp đồng tạm thời cho đến khi bắt mối được với cơ sở Cách mạng thì lập tức đưa cả gia đình ra Việt Bắc.

Nhà khoa học lớn của nông dân

Trở thành giảng viên học viện Nông Lâm chưa được bao lâu, Viện Cây lương thực và Thực phẩm được thành lập ở Hải Dương, ông lập tức được cử về làm Viện trưởng và gắn bó cho đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đọi mình.

đến nhận công tác ở một nơi xa Hà Nội đến hàng chục cây số đồng nghĩa với rất nhiều khó khăn nhưng với bác sĩ nông học Lương định Của, đây lại là một cơ hội lớn. Với ông, nghiên cứu phải đi đôi với thực hành. Không giống như những ngành nghề khác, những nhà khoa học nông nghiệp phải trực tiếp lội ruộng, giăng cấy, bón phân, có trực tiếp hiểu hết những nỗi nhọc nhằn của người nông dân mới có thể toàn tâm toàn ý với công việc.

Lúc đương thời, ông rất ít khi viết sách dạy học bởi vì ông tâm niệm: Lý thuyết thì có thể truyền dạy được nhưng kinh nghiệm thì phải qua thực tiễn. Có ra ruộng, có nắm hạt lúa trong tay, chà sát thế nào thì mới biết được nhiệt độ cần thiết, cây mạ khi cấy phải ngập sâu đến đâu để các mắt có thể đâm nhánh nhiều và khoẻ nhất,… Cấp dưới, đồng nghiệp và học trò sợ, nể ông nhiều về khả năng làm việc và sự chỉn chu với nghề.

Ông Tuấn còn nhớ, thời điểm ông mới được cử về viện, lương cán bộ nghiên cứu được khoảng 51 đồng, nhiều anh em cự nự, "bác Của" liền nghiêm khắc nói trong cuộc họp: "Nếu như tôi nghĩ về lương thì không bao giọ tôi về Việt Nam, nhất là trong giai đoạn chiến tranh như thế này. Lương bây giọ của tôi chỉ gấp 3 lần các anh nhưng nếu tôi ở bên Nhật, người ta sẽ trả cho tôi gấp 5-7 chục lần". Những đợt xét lương sau, không ai còn dám ý kiến gì nữa.

Một ngày làm việc của "bác Của" bắt đầu từ lúc tọ mọ sáng như giọ ra đồng của nông dân và kết thúc lúc đêm khuya, có những ngày ông ròng rã trong phòng thí nghiệm, có những ngày cật lực ngoài đồng, dưới cái nắng cháy da cháy thịt của mùa hè. Tính ông nghiền thuốc lá, hồi mới về Sài Gòn, chính quyền Ngụy nắm được "điểm yếu" này nên lúc nào cũng để trong xe ông hàng tút thuốc lá để dụ dỗ, cung phụng nhưng bất thành. Khi làm việc ở viện, nhiều khi anh em cán bộ thấy ông ngồi đăm chiêu bất động hàng giọ đồng hồ nhìn ra cánh đồng trước mặt suy nghĩ, hút hết hàng bao thuốc mới ra vấn đề.

Phải chi viện cho chiến trường đồng thời đảm bảo an ninh lương thực cho nước nhà nên việc làm thế nào để sản xuất ra những giống cây cho năng suất cao nhất được đặt lên vai những nhà khoa học. Ông cùng với những người đồng nghiệp của mình cất công nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm chất lượng như giống lúa NN8-388, NN75-1, giống mùa muộn Saibuibao, lúa chiêm 314 (lai giữa dòng đoàn Kết và Thắng Lợi), rồi khoai lang, đu đủ, dưa lê, xương rồng, rau muống, dưa hấu không hạt… Mỗi một sản phẩm ra đọi đều đáp ứng được sự mong mọi của bà con nông dân. Có thể nói, một thời, người nông dân Việt luôn hướng về "bác Của" với một sự chọ đợi và hi vọng lớn.                                                

đỗ Huệ

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,463
  • Tổng lượt truy cập41,236,064
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây