"Tôi không chạy, không xin, không từ chối bất kỳ nhiệm vụ nào đảng giao cho"

Thứ tư - 14/11/2012 20:27 944 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội vào cuối giọ sáng nay (14.11).
Cuối giọ sáng 14.11, liên quan tới văn hoá từ chức, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã có câu họi chất vấn Thủ tướng. Lao đông xin đăng tải toàn văn phần họi đáp này.

đại biểu Dương Trung Quốc (đồng Nai):
Câu họi của tôi sẽ giúp cho Thủ tướng, Chính phủ sẽ có đủ sức mạnh thực hiện những giải pháp của mình. Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng- trong đó có Thủ tướng- đã có lời xin lỗi và xin Trung ương đảng kọ· luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu họi, dưọng như Thủ tướng xem nhẹ trước dân hơn trước đảng. Dẫu sao, việc Thủ tướng có lời xin lỗi trước Quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nhìn ở góc độ khác, việc xin lỗi - một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân - cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.

Không thể xin lỗi việc chậm trễ giọ bay của ngành hàng không mà bọ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Khách nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là Sorry Airlines là vì thế. Việc làm cho dân hiểu là Nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài, để rồi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin lỗi vì đã không giải thích rõ khiến dân hiểu lầm...

đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình, để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?

Xin nhắc lại rằng, xa xưa, các cụ nhà ta coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. đảng ta đã từng có vị tổng bí thư- người có công lớn với Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956- đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kọ· sau trở lại với cương vị tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trần.

Kính thưa Thủ tướng, tóm lại, xin có hai câu họi:

Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?

Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
đại biểu Dương Trung Quốc nêu câu họi Thủ tướng đã nhận trách nhiệm, nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn đảng, toàn dân, giải pháp gì để khắc phục hạn chế, yếu kém của Chính phủ mà Thủ tướng đã nhận lỗi. Tôi cố gắng lắng nghe, không biết có chính xác không, đó là đại biểu họi tôi có hướng tới văn hóa từ chức không? Tôi xin trình bày ý kiến như sau:

Thưa các vị đại biểu, hôm khai mạc kỳ họp Quốc hội, tôi cũng đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ về tất cả yếu kém, tất cả những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có yếu kém, khuyết điểm trong giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, các tổng công ty nhà nước.

Trên tinh thần nghiêm túc đó, chúng tôi cũng đã trình bày, Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu khắc phục hạn chế yếu kém, để hoàn thành chức năng  nhiệm vụ, trọng trách mà đảng, nhân dân đã giao phó.

Với tinh thần đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang triển triển khai thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ giải pháp để khắc phục hạn chế yếu kém của mình. Trong đó, tập trung  nhiệm vụ giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực và chất lượng trong xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế luật pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi thể chế, cơ chế, luật pháp. đây là lĩnh vực chúng tôi thấy là hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong quản lý điều hành. Những cơ chế, thế chế luật pháp vừa ban hành do Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua, vừa ban hành đều không phù hợp, không sát cuộc sống phải sửa đổi bổ sung. Hay có những thể chế, cơ chế luật pháp đã ban hành rồi, nhưng chọ nghị định, thông tư hướng dẫn nên chậm đi vào cuộc sống. Thậm chí, có trường hợp hướng dẫn lại không giống tinh thần luật pháp ban hành. Hoặc, do luật pháp đã ban hành nhưng tổ chức thực thi kém hiệu quả; hay có những điều khoản ban hành trước đó phù hợp nhưng thực tiễn cuộc sống không phù hợp, chậm sửa đổi, sửa chậm chạp; hay thực tế cuộc sống đòi họi có cơ chế, thể chế luật pháp, ngăn chặn tiêu cực nảy sinh do thiếu cơ chế, thể chế, nhưng muốn xây dựng cơ chế, thể chế thì chậm chạp. Tóm lại, trước hết tập trung nâng cao năng lực hiệu lực, hiệu quả thực thi.

Vấn đề thứ hai là nâng cao năng lực dự báo, phân tích, đánh giá tình hình, năng lực phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường năng động, hội nhập sâu rộng, diễn biến nhanh, đầy bất trắc. Năng lực này chưa đáp ứng yêu cầu. 

Thứ ba, Chính phủ đã và đang tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý trong xây dựng hoàn thiện các quy hoạch, chiến lược kế hoạch để quản lý. Vừa qua, đây là một hạn chế. thời gian tới sẽ khắc phục cho được việc quy hoạch, chiến lược không sát thực tế. Việc quản lý phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch mà nếu không sát thì sẽ dẫn đến lãng phí đầu tư, chậm, thậm chí cản trở tiến trình phát triển của đất nước, tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế. đây là hạn chế yếu kém chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện.

Thứ tư, như ý kiến đại biểu nêu, để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, Chính phủ đã tập trung tăng cưọng kọ· luật, kọ· cương trong quản lý, tăng cưọng thanh tra, kiểm tra, giám sát. Điển hình là tăng cưọng thanh tra, giám sát với tổng công ty, tập đoàn nhà nước, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm. đây cũng là khuyết điểm lớn của Chính phủ. Chúng tôi xin nghiêm túc nhìn nhận.

Thứ  năm, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện tổ chức bộ máy của Chính phủ, bộ máy hành chính các cấp. Sức mạnh trước hết từ tổ chức, rất quan trọng. Vừa qua, bộ máy tổ chức cơ bản thực hiện chức trách nhiệm vụ nhưng chưa rõ. thời gian tới cần làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, không để một lĩnh vực nào mà không có cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chính. Phải hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của Chính phủ, chính quyền bộ máy các cấp, bảo đảm như Hiến pháp quy định, không để lĩnh vực, một việc hai- ba người không rõ trách nhiệm, hoàn thiện lại việc phân công, phân cấp, giao quyền cho phù hợp để vừa phát huy được, đề cao trách nhiệm của các cấp, đề cao trách nhiệm, phát huy năng động sáng tạo của cấp dưới, bảo đảm lãnh đạo cấp trên trung ương.

Việc này làm, nhưng còn khiếm khuyết. Chính phủ đang chỉ đạo nâng cao đề cao trách nhiệm, nâng cao đạo đức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ, trong thực thi chức trách trước nhân dân. Làm những vấn đề cấp bách theo Hội nghị Trung ương 4 làm sao bộ máy hành chính có đội ngũ cán bộ, công chức hết lòng phục vụ nhân dân, cả về đạo đức, năng lực, trách nhiệm.

Một điểm nữa chúng tôi quan tâm thực hiện: Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi chức trách nhiệm vụ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cán bộ, đảng viên trong hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, nâng cao năng lực lắng nghe của cán bộ, đảng viên, chuyên gia trong hoạch định điều hành chính sách, trong đó hết sức chú ý năng lực lãnh đạo giải trình, chịu sự giám sát của nhân dân.

Bên cạnh những cái làm được, làm tốt của Chính phủ, trong lãnh đạo điều hành của Chính phủ vẫn còn hạn chế, yếu kém. để khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm này, đồng thời để nâng cao năng lực quản lý điều hành, Chính phủ báo cáo Quốc hội đã có chương trình kế hoạch cụ thể và nghiêm túc khắc phục. Với tinh thần thực hiện đồng bộ tất cả nhiệm vụ giải pháp, trong đó tập trung những vấn đề như tôi đã trình bày, với tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhất chức trách, nhiệm vụ được giao.

Về ý kiến của đại biểu là có nghĩ đến văn hóa từ chức không, tôi xin trình bày ý kiến thế này. đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo đảng, hoạt động cách mạng, chịu sự quản lý trực tiếp của đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin với đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng và Nhà nước giao phó cho tôi. Là cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân mình. đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi; cả về sức khọe, thương tật; cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức; cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi.

đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bọ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của Quốc hội.

Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đọi tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua.

Về câu họi của đB là giải pháp nào để đổi mới toàn diện đất nước. Theo tôi, không có cách nào khác là chúng ta- toàn đảng, toàn dân, toàn quân- phải tăng cưọng sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của Nhà nước. Quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của đảng. Trong đó, đặc biệt quán triệt và triển khai hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển các dịch vụ, giải pháp, đặc biệt là ba khâu đột phát mà đại hội XI của đảng đã đề ra. Tăng cưọng sự lãnh đạo của đảng.

Khi thực hiện các giải pháp thì giải pháp có ý nghĩa bao trùm là thực hành dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và chăm lo cho lợi ích của nhân dân, là sự đồng thuận của xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy là mọi quyền hành là ở dân, mọi lực lượng ở dân và lợi ích là vì dân. Dân chủ là động lực của phát triển đất nước. đây là giải pháp cơ bản và động lực cơ bản của phát triển đất nước, của đổi mới.

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại56,053
  • Tổng lượt truy cập41,236,654
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây